Câu 81. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, bản chất của nhận thức là:
a Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người.
b Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể về khách thể.
c Sự tiến gần của tư duy đến khách thể. d Tự nhận thức của con người.
Câu 82. Quan điểm cho rằng: Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
đầu óc con người một cách đơn giản, thụ động và nội dung của nó phụ thuộc vào đối tượng nhận thức là của trường phái triết học nào?
a Chủ nghĩa duy vật chất phác.
b Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c Chủ nghĩa duy tâm khách quan. d Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 83. Luận điểm sau đây là của nhà triết học nào: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”?
a C. Mác. b V.I. Lênin.
c Ph. Ăngghen. d Ph. Hêghen.
Câu 84. Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật
lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào? a Nhận thức lý tính.
b Nhận thức khoa học. c Nhận thức lý luận. d Nhận thức cảm tính.
Câu 85. Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính?
a Khái niệm. b Biểu tượng.
c Cảm giác.
d Tri giác.
Câu 86. Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào?
a Khái niệm và suy luận.
b Cảm giác, tri giác và khái niệm. c Cảm giác, tri giác và suy luận. d Cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Câu 87. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Cảm giác là hình
ảnh chủ quan về thế giới khách quan”? a Chủ nghĩa duy vật biện chứng. b Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c Chủ nghĩa duy tâm khách quan. d Thuyết nhị nguyên.
Câu 88. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mục đích của nhận
thức nhằm:
a Thỏa mãn sự hiểu biết của con người.
b Phục vụ nhu cầu thực tiễn của con người.
c Phục vụ hoạt động lao động sản xuất. d Giúp con người hiểu bản chất của mình.
Câu 89. Nhận thức lý tính được thực hiện dưới những hình thức nào?
a Cảm giác, tri giác và biểu tượng. b Phán đoán, khái niệm, suy luận.
c Khái niệm, phán đoán, suy luận. d Tri giác, biểu tượng, khái niệm.
Câu 90. Thực tiễn là gì?
a Là hoạt động tinh thần của con người. b Là hoạt động vật chất của con người.
c Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
d Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Câu 91. Thực tiễn đóng vai trò gì đối với nhận thức?
a Là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
b Là điểm khởi đầu của nhận thức.
c Tồn tại song hành, hỗ trợ quá trình nhận thức. d Là đích đến của nhận thức.
Câu 92. Điền vào chỗ trống để có quan điểm của triết học Mác - Lênin về chân
lý: “Chân lý là những tri thức... với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm”.
a Đầy đủ. b Đúng đắn.
c Hợp lý. d Phù hợp.
Câu 93. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn của chân
lý là:
a Được nhiều người thừa nhận.
b Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận. c Thực tiễn.
d Hệ thống tri thức phù hợp.
Câu 94. Chọn mệnh đề đúng về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:
aLý luận bắt nguồn trực tiếp từ kinh nghiệm, nhiều kinh nghiệm ắt dẫn đến lý luận.
bLý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở kinh nghiệm, kinh nghiệm là cơ sở của lý luận.
c Lý luận và kinh nghiệm tách rời nhau, không liên quan đến nhau.
dLý luận luôn đi trước kinh nghiệm, kinh nghiệm luôn đi sau lý luận và phục vụ cho lý luận.
Câu 95. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để có định nghĩa đúng về phạm
trù thực tiễn: “Thực tiễn là toàn bộ...có mục đích mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”. a Hoạt động vật chất.
b Hoạt động tinh thần.
c Hoạt động vật chất và tinh thần. d Hoạt động sản xuất.
Câu 96. Đâu là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?
a Hoạt động phát minh khoa học. b Hoạt động thực nghiệm khoa học.
c Hoạt động sáng tạo nghệ thuật. d Hoạt động giải trí tinh thần.
Câu 97. Đặc điểm chung của các hình thức nhận thức cảm tính là gì?
a Trực tiếp, bề ngoài.
b Gián tiếp, bề ngoài.
c Trực tiếp, bản chất. d Gián tiếp, bản chất.
Câu 98. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Bệnh giáo điều là do
tuyệt đối hóa... a Vai trò của cảm tính. b Vai trò của lý tính.
c Vai trò của kinh nghiệm. d Vai trò của lý luận.
Câu 99. Điền vào chỗ trống câu nói của V.I. Lênin: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy
của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề ...(1)... mà là một vấn đề ...(2)... Chính trong ...(3)... mà con người phải chứng minh chân lý”.
a 1) nhận thức, 2) lý luận, 3) thực tiễn. b 1) nhận thức, 2) thực tiễn, 3) thực tiễn.
c 1) lý luận, 2) thực tiễn, 3) thực tiễn. d 1) lý luận, 2) thực tiễn, 3) nhận thức.
Câu 100. Cảm giác là sự phản ánh các thuộc tính...
aTương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
bRiêng lẻ, bề ngoài của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
cChỉnh thể, bên trong của sự vật khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
dCủa sự vật một cách sai lầm, hời hợt khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
B- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM