III. Mặt tích cực hạn chế trong thị trường lao động tại tại TPHCM 1 Mặt tích cực:
2. Một số kiến nghị:
Trong giai đoạn 2010-2015 theo dự báo của Bộ LĐTBXH, lao động có việc làm sẽ tăng từ 48,015 triệu người năm 2009 lên 56,950 triệu người vào năm 2020. Trong dài hạn, cơ cấu lao động sẽ phát triển theo hướng giảm dần trong các ngành sản xuất nông nghiệp, gia tăng trong ngành dịch vụ và công nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm, cầu lao động giản đơn vẫn cao.
Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao quyền quản lý các hoạt động về lĩnh vực xuất khẩu lao động cho địa phương để chủ động thực hiện một số việc như: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động, thông báo đến cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh, thành phố về hợp đồng cung ứng lao động tại các thị trường ... Đối với chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc, lãnh đạo thành phố đề nghị công khai rõ ràng các tiêu chí đánh giá hồ sơ thủ tục; nhanh chóng giải quyết trường hợp người lao động đã hoàn tất thủ tục đăng ký đi lao động đồng thời phải có kế hoạch công bố chỉ tiêu lao động đi làm việc tại Hàn Quốc hàng năm để các địa phương chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lao động./.
* Đối với nhà trường, cơ sở đào tạo:
Cần tăng cường tiếp cận thông tin nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, trình độ nghề, ngành nghề, quy mô, số lượng. Đây cũng là trách nhiệm của các tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm góp phần với nhà trường, cơ sở đào tạo. Nắm được thông tin về người học, nhu cầu việc làm, điều kiện và
khả năng học, tư vấn, hỗ trợ đào tạo; Gắn bó với doanh nghiệp, xã hội trong quá trình đào tạo như mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ thực tập, nội dung đào tạo, phối hợp đào tạo theo kế hoạch. Mở rộng thông tin cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động về hoạt động đào tạo của nhà trường, cơ sở đào tạo. Đồng thời, phát triển mạnh các hoạt động quan hệ doanh nghiệp và kế hoạch thực tập cho sinh viên, học sinh ; thường xuyên tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động; ngày hội nghề nghiệp – việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm cho học viên bán thời gian, hoặc làm thời vụ.
* Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh:
Chú trọng xây dựng kế hoạch nhân lực trung hạn và dài hạn về cơ cấu ngành nghề, quy mô, chất lượng và thông tin về nhu cầu xã hội. Xây dựng những chính sách về tiền lương và khen thưởng thu hút nhân lực phù hợp thực tế đời sống xã hội và giá trí sức lao động, đặc biệt đối với lực lượng lao động kỹ thuật, lao động phổ thông. Tăng cường quan hệ với nhà trường, cơ sở đào tạo để đặt yêu cầu và hợp đồng nhân lực. Đồng hành cùng với nhà trường, cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo. Phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo và có chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục đối với người học nghề vào làm tại doanh nghiệp theo đặc điểm của doanh nghiệp. Phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo về các hoạt động thông tin thị trường lao động, ngày hội việc làm, hỗ trợ học tập.
* Đối với người lao động (học viên, sinh viên):
Tìm hiểu thị trường lao động, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện làm việc, ngành nghề đào tạo. Chọn nghề, việc làm, ngành nghề, bậc học phù hợp năng lực, sở trường, điều kiện học tập. Tự rèn luyện kỹ năng nghề, ngoại ngữ; Xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Xây dựng được giá trị năng lực hành nghề. Đồng thời để tạo sự gắn kết đào tạo – việc làm theo nhu cầu xã hội còn những yêu cầu về hiệu quả quản lý nhà nước; năng lực hoạt động hữu hiệu của các tổ chức giới thiệu việc làm và các đoàn thể, tổ chức xã hội./.