Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32 - 37)

Một là, hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng thị trường. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung- cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội

giai đoạn 2008- 2012 đi đôi với kiểm soát lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương.

Hai là, cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường. Các khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng giá trị sức lao động. Đó là những nguồn thu nhập để nuôi sống người lao động và gia đình họ, từ đó mới tạo động lực khuyến khích họ làm việc có hiệu quả. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị trường sức lao động.

Ba là, tăng cường phối hợp cơ chế 3 bên trong ban hành chính sách tiền lương, hình thành cơ chế thỏa thuận tiền lương. Tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường sức lao động. Cải thiện các điều kiện liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động như các thông lệ và luật pháp quốc tế, môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức công đoàn) và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) trong cơ chế 3 bên. Sự tham gia của các đối tác xã hội khác như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội…

Bốn là, cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Năm là, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển lành mạnh. Đẩy mạnh hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan bảo vệ luật pháp, thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, thanh tra và xét xử nghiêm minh, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tê – xã hội.

Sáu là, tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường này. Xử lý tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.

Bảy là, tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ trong các thành phần kinh tế.

Ba tháng cuối năm 2010, TP. HCM cần trên 80.000 lao động, trong khi đó, số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 9 tháng đầu năm không ngừng tăng và đã vượt con số 30.000 người. Vì sao lại có những nghịch lý như vậy?

Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM, 3 tháng cuối năm 2010, TP. HCM cần khoảng 80.000 lao động, trong đó 30.000 lao động thời vụ. Nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm khoảng 30%; trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 30%; sơ cấp nghề, lao động phổ thông chiếm 40%.

Theo ông Tuấn, nhu cầu tuyển dụng nhân lực là do đây là thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lao động để tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ cho dịp lễ, Tết. Dù lao động khan hiếm như vậy nhưng số lao động thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2010 TP. HCM đã có trên 30.000 lao động được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì sao lại có nghịch lý trên? Do thu nhập quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống hay người lao động chê việc?

Theo ông Tuấn, trên thực tế tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay có cả ở lao động có tay nghề và cả lao động phổ thông. Đối với lao động có tay nghề cao, chúng ta đang thiếu do công tác đào tạo chưa hiệu quả, chưa chuyên sâu. Sinh viên ra trường còn yếu về kỹ năng làm việc và ngoại ngữ nên chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Còn lao động phổ thông do mức lương trả cho họ còn thấp, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, khiến họ không muốn vào làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp. Trong khi đó, nếu làm việc tự do, thu nhập của họ có thể cao hơn.

Một nghịch lý khác là hiện nay nguồn cung lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ trên 62%, trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao như sơ cấp nghề thì nguồn cung chỉ đáp ứng được 8%; công nhân kỹ thuật lành nghề 2,6%. Chính vì cảnh "thừa thầy, thiếu thợ" này đã dẫn đến một bất cập khác là nguồn nhân lực qua đào tạo có trình độ cao lại khó xin việc hơn lao động phổ thông...

Phân tích về tình trạng lao động thất nghiệp gia tăng, ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP. HCM nhận định, có thể đây chỉ là số lượng thất nghiệp ảo. Bởi một lao động có mức tiền lương tham gia BHXH là 1 triệu đồng thì sau 12 tháng, số tiền phải đóng cho bảo hiểm thất nghiệp (1%/tháng) chỉ là 120.000 đồng. Thế nhưng, nếu sau 1 năm, lao động đó chấm dứt HĐLĐ, đi đăng ký thất nghiệp thì sẽ được hưởng 1,8 triệu đồng (gấp 18 lần). Như vậy, có khả năng không ít người không thật sự thất nghiệp nhưng lợi dụng chính sách để trục lợi.

Bên cạnh đó, theo phân tích của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM cho thấy, mức lương yêu cầu của người lao động thường cao hơn khoảng 30 - 40% khả năng mức lương rao tuyển của doanh nghiệp. Cụ thể, trên 50% người lao động tìm việc làm bậc đại học có kinh nghiệm từ một năm trở lên, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề đều yêu cầu thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng thì hầu hết các DN lại chỉ trả mức lương trung bình khoảng 3 triệu đồng/tháng. Trong khi một người bán hàng rong, bán vé số... không cần bằng cấp, tay nghề cũng có thể kiếm được trên 100.000 đồng/ngày. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc cung - cầu lao động chưa thể gặp nhau.

Một thực tế hiện nay không riêng gì TP. HCM mà nhiều địa phương đang gặp phải là tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ". Một chủ doanh nghiệp đề nghị: Hãy đào tạo cái mà nhà tuyển dụng cần, đừng đào tạo cái mà nhà trường có. Cần có sự "bắt tay" giữa nhà trường và doanh nghiệp để tìm đầu ra cho nguồn nhân lực được đào tạo, cũng như giúp các nhà tuyển dụng tránh được tình trạng "khát" lao động hiện nay.

Phiên giao dịch việc làm TP. HCM tháng 9/2010 có 46 doanh nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp tại sàn cùng 35 doanh nghiệp đăng tuyển lao động trên cổng thông tin việc làm www.vieclamvietnam.gov.vn và website www.vieclamhcm.net với tổng nhu cầu tuyển dụng trên 4.500 lao động, nhưng chỉ tuyển được 950 người. Trong khi đó, tại khu chế xuất Tân Thuận, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông khoảng 8.000 người. Có những DN rao tuyển trên 1.000 lao động. Theo Trung tâm giới thiệu việc làm Hepza, hiện nay, số lượng đầu việc đang chờ lao động cũng khá nhiều, tập trung ở các ngành cơ khí, may mặc, lắp ráp điện tử...

3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp:

Chúng ta đều biết rằng để kiềm chế lạm phát Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tức là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất , nhưng phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Nhưng thực tế , thì lý thuyết đó chỉ phù hợp trong 1 thời gian ngắn.

Trong dài hạn , tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền , do đó lạm phát và thất nghiệp không liên quan nhiều đến nhau. Lúc này các chính sách tác động tới Tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa ( mức giá, tỷ lệ lạm phát), mà không có ý nghĩa với các biến thực tế ( sản lượng , tỷ lệ thất nghiệp).

Năm 2005, lực lượng lao động tại VN có việc làm là 43,46 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%… - Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.

Theo đánh giá chung, thực trạng và xu thế phát triển lao động-việc là giai đoạn 2001-2005 của nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về đào tạo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất

nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động …

Thực tế các DN trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động do suy giảm kinh tế nhưng không phải tất cả những lao động này đều rơi vào tình trạng thất nghiệp mà phần lớn họ về quê tìm việc làm mới, có thể không phù hợp nhưng vẫn có thu nhập, dù thấp. Chính phủ đã có những giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng , hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ lao động tìm việc, nâng cao chất lượng lao động, cắt giảm thuế tiêu thụ, , chú trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề cho bà con ở vùng nông thôn, mở rộng xuất khẩu lao động, hạn chế tăng dân số...để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại ,tạo việc làm cho người lao động.

4. Chính sách thị trường lao động :

Chính sách thị trường lao động sẽ bao gồm chính sách thể chế và chính sách quá trình. Các thị trường lao động luôn đòi hỏi về thể chế vì các điều kiện cụ thể của hợp đồng lao động luôn đặt ra một cách công bằng theo khuôn mẫu mang tính vật chất như: những ràng buộc trách nhiệm của người lao động, về tư liệu sản xuất và điều kiện làm việc, về tiền lương và các quyền lợi khác cũng như lợi ích sản xuất có thể mang lại cho người sử dụng lao động… Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động chịu sự tác động cơ bản từ quyền sở hữu tư liệu sản xuất, từ luật doanh nghiệp, từ các quy định về chế độ làm việc cũng như các thẩm cấp và thẩm quyền của chính sách thị trường lao động. Nhằm ngăn chặn sự xuất hiện cũng như xoá bỏ sự mất cân đối cơ cấu trên thị trường lao động, người ta ưu tiên sử dụng công cụ định hướng cân bằng cung và cầu lao động. Công cụ này thuộc về chính sách quá trình với xu hướng là chỗ làm việc hiện có luôn được chiếm giữ bởi những người lao động phù hợp nhất và đạt hiệu quả nhất (phân bố tối ưu yếu tố lao động).

Chính sách thị trường lao động còn được chia ra theo tính chất hoạt động của nó gồm chính sách chủ động và chính sách bị động nhằm thích ứng một cách có hiệu quả giữa cung và cầu về lao động và đảm bảo đời sống của người lao động khi bị thất nghiệp, tạo điều kiện cho họ sớm tái hoà nhập vào thị trường lao động. Các công cụ tác động đến cầu về lao động và cung về sức lao động gồm:

- Chính sách giữ chỗ làm việc;

- Khuyến khích vai trò và tác động của các đối tác tham gia trong quá trình lao động (Giới chủ và Công đoàn) đến thị trường lao động;

Chính sách thị trường lao động đặc biệt quan tâm đến nhóm “ người lao động yếu thế” trong xã hội. Họ là những người bị tổn thương về sức khoẻ, về tinh thần hoặc có thương tật nên khó tìm được việc làm; là những người lớn tuổi, nhất là phụ nữ tuổi ngoài 45 trở lên; là thanh niên chưa được đào tạo nghề nghiệp… Các khả năng có thể cải thiện cơ hội nhận được việc làm cho họ là:

- Chi trả tiền trợ cấp đào tạo cho người sử dụng lao động để họ đào tạo tại doanh nghiệp những người khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần;

- Chi trả khuyến khích nghề nghiệp cho doanh nghiệp khi họ nhận người tàn tật vào làm việc;

- Khuyến khích tạo việc làm thích hợp cho người thất nghiệp dài hạn;

- Trợ cấp của Nhà nước về chi phí tiền lương giúp cho các doanh nghiệp giữ lại làm việc đối với người lớn tuổi nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu…

5. Các cơ quan giao dịch và hình thức giao dịch trên thị trường lao động:

Hệ thống giao dịch thị trường lao động đa dạng về hình thức, phong phú về hoạt động đã làm tốt nhiệm vụ kết nối người lao động và người sử dụng lao động. Hệ thống này bao gồm giao dịch gián tiếp (thông qua các tổ chức môi giới bao gồm giao dịch chính thức và phi chính thức) và giao dịch trực tiếp.

Giao dịch gián tiếp chính thức (các tổ chức giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm): Tính đến tháng 7/2006 đã có 170 trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập và hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động. Từ 1990 – 2005, các trung tâm đã tư vấn cho trên 3 triệu lượt người, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng 2,5 triệu lao động, dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu lao động. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung – cầu trên thị trường, còn nặng về dạy nghề và dịch vụ thu phí.

Hàng năm, cả nước tổ chức trên 40 hội chợ việc làm cấp tỉnh, và hàng trăm phiên chợ, sàn giao dịch việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm, trường học, doanh nghiệp… với hàng vạn lao động tham gia, số lao động được phỏng vấn tại chỗ chiếm hơn 60%, khoảng 25-39% số lao động được tuyển dụng. Tuy vậy, do các hội chợ mới tập trung ở đô thị lại chưa thường xuyên nên chưa sát với nơi có nhiều lao động.

Giao dịch phi chính thức thông qua các doanh nghiệp, báo chí, đoàn thể cũng có những tác động tích cực đến thị trường lao động. Hình thức này phổ biến ở các tỉnh có cung lao động lớn, nhu cầu về việc làm nhiều như các thành phố lớn và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Song, vẫn còn đang tồn tại những hoạt động dưới dạng môi giới tìm việc làm thu tiền trái phép, kể cả lừa đảo gây hậu quả, tác động xấu đến thị trường, tổn hại đến người lao động.

Giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động: Thực tế các thông tin được cung cấp thông qua khâu trung gian cả kênh chính thức và phi chính thức đều không đầy đủ và tin cậy, do vậy giao dịch trên thị trường lao động chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80%

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w