VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. 10 câu hỏi lý thuyết
2.3.2. 10 câu hỏi bài tập
27
VII. KẾT LUẬN
Liên kết văn bản là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ học văn bản. Tuy nhiên, cho đến nay, quan niệm và cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu về vấn đề này chưa đi đến được sự thống nhất. Theo hướng áp dụng quan niệm "liên kết phi cấu trúc tính” do Halliday và Hassan khởi xướng trên cứ liệu tiếng Anh và được Diệp Quang Ban kế thừa, phát triển trên cứ liệu tiếng Việt, luận văn trình bày và phân tích các cơ sở lý luận làm tiền để cho việc khảo sát các phương thức liên kết trong một thể loại văn bản quen thuộc của phong cách báo chí. Có thể nói, hệ thống quan niệm liên kết phi cấu trúc tính này ngày nay được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận và sử dụng. Theo đó các phương tiện hình thức ngôn ngữ có tác dụng tạo nên liên kết, mới thuộc liên kết. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề thuần tuý của các phương tiện hình thức thể hiện liên kết mà thông qua sự biểu hiện về hình thức, sự gắn bó, duy trì chủ đề trong nội dung được đảm bảo, nói cách khác là tạo nên mạch lạc cho văn bản.
Những kết quả miêu tả, phân tích qua quá trình khảo sát đặc điểm của các phương thức liên kết trong các văn bản báo chí chúng tôi đã đọc cho thấy ngôn ngữ báo chí tuy ngắn gọn nhưng không khô khan, cứng nhắc. Nó không chỉ thuyết phục người đọc bằng lý trí mà còn bằng tâm lý, cảm xúc. Chính vì thế các phương tiện liên kết thống kê được ngoài chức năng nối kết câu, chúng còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau của văn bản.
- Số liệu thống kê được cũng cho thấy, tuy cả bốn phơng thức liên kết trên đều xuất hiện trong các văn bản báo chí nhưng mức độ sử dụng các phép này không như nhau, mà còn có độ chênh lệch. Điều này phản ánh những đặc thù của văn bản báo chí đã chi phối đến các phương thức liên kết được sử dụng giữa các câu. Những yêu cầu về tính chính xác, rõ ràng của các thông tin báo chí là điều kiện để dùng phép lặp từ ngữ. Sự chặt chẽ, lôgic trong các luận điểm, luận cứ của xã luận đòi hỏi phép nối phát huy vai trò của mình. Việc nắm vững giá trị
28
và hạn chế của các phương thức liên kết giúp người viết định hướng được sự thể hiện nội dung văn bản của mình một cách hấp dẫn, thuyết phục; tránh được những lỗi thông thường về liên kết.
Qua việc khảo sát một số lỗi trong các tờ báo điện tử, chúng ta cũng nhận thấy được những lỗi cơ bản mà các nhà báo hay mắc phải. Và cũng thấy rằng những thông tin báo chí rất phong phú và đa dạng, nhưng ở mỗi bài có những cách diễn đạt khác nhau cộng thêm sự đa dạng trong phong cách của từng nhà báo đôi lúc tạo ra những khó khăn cho sự tiếp nhận của người đọc. Bên cạnh đó báo điện tử thời 4.0 hiện nay là một trong những công cụ hữu ích giúp độc giả tiếp cận các tin tức nóng hổi một cách nhanh nhất. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra ở đây là người viết phải luôn trôi dào những kĩ năng về ngôn từ, những chuẩn mực trong lời văn để tạo ra những bản sắc riêng cho báo. Và với việc sử dụng từ ngữ chuẩn mực, trong sáng trong báo chí sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
29
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh, 2003, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB Lao động.
2. Diệp Quang Ban, 2005, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục. 3. Diệp Quang Ban, 1998, Về mạch lạc văn bản, Tạp chí Ngôn ngữ số1.
4. Diệp Quang Ban, 2002, Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch lạc trong truyện, Tạp chí Ngôn ngữ số 10.
5. Hồng Chương, 1985, Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật
6.Vũ Quang Hào, 2001, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Trần Ngọc Thêm, 1999, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục.
8. Tập thể tác giả, 2001, Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, T4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, Hà Nội, H, 1975 10. Và một số giáo trình, báo chí và trang tin tức khác
30