- Wang và cộng sự (2008), nhận thấy sức căng trục dọc GLS, sức căng chiều bán kính GRS giảm nhưng sức căng chiều chu vi GCS và vận động xoắn thất trái không khác biệt giữa nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn và người khỏe mạnh [63] Trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D (STE 2D), điều này có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả do việc xác định chuẩn xác mặt cắt đúng mỏm thất trái dễ bị sai sót Hơn nữa khi thất trái co bóp, phần nền sẽ di chuyển về phía mỏm do đó sẽ có các phần tử di chuyển ra khỏi mặt phẳng quan sát 2D (mặt phẳng nền)
- Kim và cộng sự chứng minh rằng vận động xoắn của thất trái có mối tương quan với dP/dt mạnh hơn so với EF (r=0,746 so với r=0,408) [64] Điều này cho thấy rằng vận động xoắn thất trái thể hiện rõ hơn khả năng co bóp của thất trái Karaahmet và cộng sự nghiên cứu vận động xoắn ở 22 bệnh nhân suy tim do bệnh cơ tim giãn thấy các sợi cơ tim đã bị đảo lộn về trật tự giải phẫu kể cả số lượng và góc do đó làm giảm vận động xoay thậm chí đảo ngược vận động xoay ở mỏm Tác gi ả th ấ y có mối tương quan chặt gi ữa vận độ ng xo ắn th ất trái và EF (r=0,64, p = 0,04) [55] Setser và cộng sự sử dụng MRI để đánh giá vận động xoắn trên 26 bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tái cấu trúc thất trái ở bệnh nhân có giãn thất trái do thiếu máu, đã cho thấy vận động xoắn cải thiện đáng kể sau phẫu thuật [65]
Như vậy, đánh giá vận động xoắn sẽ cho chúng ta những thông tin quan trọng về cơ chế bệnh sinh gây suy giảm chức năng tâm thu của thất trái
- Vận động xoắn và tháo xoắn còn có liên quan chặt chẽ với chức năng tâm trương Park và cộng sự đã chỉ ra đỉnh độ xoắn của thất trái đều tăng ở những bệnh nhân có suy tim tâm trương độ I trở lên so với người bình thường
Tuy nhiên các tác giả cũng nhận thấy rằng độ xoắn có thể trở về bình thường ở bệnh nhân có suy tim tâm trương nặng (độ II, III) Vận tốc xoắn và vận tốc tháo xoắn cũng tăng ở những bệnh nhân có suy tim tâm trương độ I so với người bình thường và suy tâm trương độ II, III Các tác giả cho rằng độ xoắn, vận tốc xoắn và tháo xoắn tăng ở giai đoạn đầu của suy tim tâm trương là một biểu hiện bù trừ của cơ tim và chức năng thư giãn thất trái giảm nhưng sự đổ đầy thất trái vẫn duy trì Sự gia tăng độ xoắn và tốc độ xoắn trong suy tim tâm trương giai đoạn sớm không làm gia tăng vận tốc giảm áp lực của thất trái, điều này minh chứng cho cơ chế bù trừ nhằm duy trì sự đổ đầy thất trái hơn là làm tăng thư giãn thất trái Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng siêu âm đánh dấu mô 2D (STE 2D) để đánh giá vận động xoắn [66]
- Reant và cộng sự (2012), sử dụng hệ thống máy siêu âm Vivid E9, đánh giá siêu âm STE 3D và STE 2D ở 100 bệnh nhân có phân số tống máu khác Tác giả đưa ra kết luận tất cả các thông số sức căng thất trái đo trên STE 3D đều có tương quan tốt với các thông số sức căng đo trên STE 2D và tương quan tốt với phân số tống máu thất trái, với cung lượng tim Trong đó, GAS trên siêu âm đánh dấu mô 3D là thông số rất có giá trị trong lượng giá chức năng thất trái Thời gian thực hiện siêu âm đánh dấu mô 3D chỉ bằng 25% thời gian thực hiện siêu âm đánh dấu mô 2D [67] Như vậy, các thông số sức căng đo trên STE 3D đều là những thông số độc lập với EF trong đánh giá chức năng tâm thu thất trái
- Medvedofsky và công sự (2019) sử dụng máy siêu âm Philips iE33, đánh giá các thông số sức căng trục dọc GLS trên STE 2D và trên STE 3D ở 104 bệnh nhân suy tim có EF từ 30-50%, theo dõi trong 4 năm Kết quả cho thấy chỉ có GLS trên siêu âm đánh dấu mô 3D mới có giá trị dự báo nguy cơ cao tử vong do nguyên nhân tim mạch [68] Ở nhóm suy tim EF từ nhẹ đến trung bình, GLS trên siêu âm STE 3D có giá trị hơn GLS đo trên STE 2D trong
dự đoán tiên lượng Tuy nhiên, tác giả chưa khảo sát nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn (EF > 50%) Đây là nhóm chiếm tới 50% số suy tim chung và đang ngày càng gia tăng số lượng bệnh nhân mới mắc
- Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng STE 2D để đánh giá sức căng thất trái ở bệnh nhân suy tim và suy tim phân số tống máu bảo tồn cho kết quả các thông số biến dạng thất trái GLS, GSC, GRS giảm ở bệnh nhân suy tim phân số tống máu giảm và ở cả nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn [69], GLS < - 15% là yếu tố dự báo độc lập tốt nhất cho các biến cố tim mạch (tỉ lệ tử vong, tỉ lệ tái nhập viện) [69, 70] Nhưng các nghiên cứu sử dụng STE 3D để đánh giá các thông số sức căng thất trái ở nhóm suy tim vẫn còn rất hạn chế