Mối tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn với phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 142)

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn

thất trái với EF đo trên 2D ở các nhóm suy tim

Khi so sánh giữa các nhóm suy tim, chúng tôi thấy các thông số sức căng cơ tim có tương quan khá chặt với phân số tống máu thất trái EF ở nhóm suy tim EF < 50% nhưng tương quan yếu hơn ở nhóm suy tim EF ≥ 50% (Bảng 3 38) Kết luận này cũng được đưa ra bởi nghiên cứu của Luis và cộng sự [166], Lima và cộng sự [162] Nhiều nghiên cứu thấy EF chỉ có giá trị tiên lượng, dự báo các kết cục tim mạch, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện ở những bệnh nhân suy tim phân số tống máu giảm, nhưng ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn thì EF không còn giá trị dự đoán, tiên lượng cho bệnh nhân [175] Curtis và cộng sự đánh ở 7 788 bệnh nhân suy tim, thấy chỉ ở nhóm suy tim có EF< 45% thì thông số EF mới có giá trị dự báo tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện Còn đối với nhóm bệnh nhân có EF > 45% thì phân số tống máu EF không có khả năng dự báo tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện hay đột tử [176] Ngược lại, nhiều nghiên cứu lại thấy các thông số biến dạng thất trái có khả năng dự báo các kết cục tim mạch ngay cả khi EF vẫn còn trong giới hạn bình thường [177], [178] Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định ở nhóm suy tim EF ≥ 50% thì các thông số sức căng cơ tim có giá tốt hơn trong đánh giá rối loạn chức năng thất trái, cũng như tiên lượng cho bệnh nhân

Khi so sánh giữa các nhóm suy tim, chúng tôi thấy ở nhóm suy tim phân số tống máu giảm với EF < 50% thì đỉnh góc xoay thất trái Peak - Twist (r= 0,47, p< 0,001), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,51, p < 0,001) thất trái có tương

quan thuận mức độ vừa với phân số tống máu EF Ở nhóm suy tim EF ≥ 50%, chúng tôi thấy mối tương quan này rất yếu, cụ thể đỉnh góc xoay thất trái Peak- Twist (r=0,25, P<0,001), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,29, p < 0,001) có tương quan yếu với EF Trong kết quả nghiên cứu của Lima và cộng sự thấy ở nhóm EF > 50%, không thấy mối tương quan giữa EF với góc xoay thất trái Peak- Twist (r=0,13, p <0,05), độ xoắn thất trái Torsion (r=0,14, p < 0,05); Ở nhóm EF từ 30-50%, có mối tương quan vừa giữa EF với góc xoay thất trái (r=0,44, p < 0,05) và độ xoắn thất trái (r=0,45, p< 0,05) Như vậy, ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn thì góc xoay và độ xoắn thất trái chỉ có mối tương quan yếu hoặc không có mối tương quan với EF Kết quả này cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã chứng minh: bệnh nhân suy tim phân số tống máu bảo tồn hoặc ở giai đoạn đầu khi mới tổn thương lớp cơ dọc nội tâm mạc thì vận động xoắn bình thường hoặc có xu hướng tăng [63], [97], nhưng khi bệnh tiến triển, ở giai đoạn muộn của suy tim phân số tống máu bảo tồn hoặc khi đã có suy tim với phân số tống máu giảm tức là đã có tổn thương, xơ hóa nhiều lớp của cơ tim, lúc này sẽ làm giảm vận động xoắn của thất trái [171] Như vậy, mặc dù có tương quan yếu hơn với phân số tống máu nhưng góc xoay và độ xoắn thất trái vẫn là thông số khá nhạy để phát hiện những biến đổi chức năng thất trái, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy tim có EF > 50% Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng vì những thay đổi nhỏ có thể giúp các bác sỹ theo dõi sát chức năng thất trái và có những phản ứng tích cực ngay cả ở những giai đoạn sớm nhất của suy tim

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn

thất trái với EF đo bằng phương pháp Simpson và phương pháp Teicholz

Tương quan giữa các thông số sức căng, vận động xoắn thất trái với EF đo bằng phương pháp Simpson mạnh hơn EF đo bằng phương pháp Teicholz

(Bảng 3 39) Phân số tống máu thất trái được tính theo công thức EF =

��

�� − ��

x 100 (%), trong đó Vd là thể tích cuối tâm trương thất trái, Vs là thể tích cuối tâm thu thất trái Khi EF tính theo phương pháp Teicholz thì thể tích thất trái được tính từ các thông số đường kính cuối tâm thu và đường kính cuối tâm trương thất trái đo trên siêu âm TM ở mặt cắt trục dọc EF tính theo phương pháp này chỉ phản ánh chức năng thất trên một mặt cắt và thông qua số đo về đường kính thất trái, dễ gây nên sai số sẽ lớn EF tính theo phương pháp Simpson, buồng thất trái được coi như một hình trụ, thất trái được chia theo trục dọc thành nhiều hình trụ nhỏ, còn mỏm được coi như hình elip và thể tích lớn của thất trái bằng tổng thể tích các hình nhỏ EF tính theo phương pháp Simpson phản ánh chức năng thất trái trung thực hơn so với EF theo Teicholz, nhất là những hợp có rối loạn vận động vùng Do vậy, theo khuyến cáo của Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ khuyến cáo nên sử dụng EF đo theo phương pháp Simpson [15] Willson và cộng sự khi so sánh EF đánh giá theo các phương pháp:

Teicholz, Simpson và xạ hình 3 chiều gắn Thallium thấy EF đo theo phương pháp Teicholz cho giá trị cao hơn EF đo theo phương pháp Simpson và EF đo trên xạ hình tim và không tương quan với EF đo trên xạ hình tim [179]

Bellinger và cộng sự thấy EF đo bằng phương pháp Teicholz có tương quan kém với EF đo bằng cộng hưởng từ, EF đo bằng phương pháp Simpson có tương quan chặt với EF đo trên cộng hưởng từ [180]

Như vậy, kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái là các thông số rất có giá trị và khá chính xác trong đánh giá chức năng thất trái

- So sánh tương quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn

thất trái với GLPS ở các nhóm suy tim

thông số sức căng và vận động xoắn thất trái ở nhóm suy tim phân số tống máu giảm chặt chẽ hơn nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn Nhưng khác với EF, mối tương quan giữa GLPS với các thông số sức căng thất trái ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn vẫn khá chặt chẽ (Bảng 3 40) Điều này là do GLPS cũng là thông số khá nhạy trong phản ánh chức năng thất trái ngay cả ở những giai đoạn sớm của bệnh [42], [90]

4 3 4 Hạn chế của đề tài

- Đây là đề tài nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là nhóm bệnh nhân suy tim nói chung, trong đó các bệnh nhân có tỷ lệ cao mắc phối hợp các bệnh nền Do vậy còn có hạn chế về việc tìm hiểu biến đổi vận động xoắn và các thông số sức căng thất trái ở từng nhóm suy tim có bệnh nền khác nhau và ở các kiểu hình tái cấu trúc thất trái theo từng nhóm bệnh nền Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng sâu hơn

- Siêu âm tim STE 3D có mặt hạn chế về giải pháp thời gian và không gian, chưa cho phép đánh giá được các thông số sức căng, vận động xoắn ở các giai đoạn ngắn của chu chuyển tim ( co đẳng tính, giãn đẳng tích, …) nên chưa khảo sát được chức năng tâm trương thất trái

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu vận động xoắn và chỉ số sức căng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô 3D ở 110 bệnh nhân suy tim mạn tính có độ tuổi trung bình là 65,82 ± 11,77, trong đó tỷ lệ nam giới là 66,36%, nữ giới là 33,64 % và 50 người bình thường có tuổi và giới tương tự nhóm suy tim Chúng tôi có một số kết luận như sau:

1 Đặc điểm các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính

- Giá trị tuyệt đối của các thông số vận động xoắn của thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính và đặc biệt ở nhóm suy tim EF≥50% đều giảm so với nhóm chứng: Peak-AR (4,56 ± 2,960; 6,63 ± 2,49 so với 10,41 ± 3,060; p<0,05), Peak- BR (-4,04 ± 2,250; -5,02 ± 3,04 so với -8,97 ± 2,750; p<0,05), Peak-Twist (7,94 ± 4,280; 10,96 ± 4,74 so với 18,99 ± 4,280; p<0,05) và Torsion (1,01 ± 0,560; 1,46 ± 0,60 so với 2,42 ± 0,600; p<0,05)

- Các chỉ số sức căng theo chiều dọc, bán kính, chu vi và diện tích của thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính và đặc biệt ở nhóm suy tim EF≥50% đều giảm so với nhóm chứng: Peak-GLS (-11,01±3,82%; -14,25±4,35 so với - 19,92±2,87%; p<0,05), Peak-GRS (21,91±8,35%; 29,92±8,14, so với 38,55±6,21%; p<0,05), Peak-GCS (-15,47±6,82%; -21,78±6,70 so với - 27,38±4,60%; p<0,05), Peak-GAS (-18,82±7,22%; -25,81±6,95 so với - 32,48±3,86%; p<0,05)

- Giá trị tuyệt đối của các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái giảm dần có ý nghĩa từ nhóm suy tim EF bảo tồn đến nhóm suy tim EF giảm

- Ở nhóm suy tim EF < 50% có 100% bệnh nhân có giảm sức căng theo trục dọc, bán kính; 98,8% giảm sức căng chu vi, sức căng diện tích, góc xoay thất trái và 97,5% bệnh nhân giảm độ xoắn thất trái Ở nhóm suy tim EF ≥ 50% có 73,3% giảm sức căng trục dọc và bán kính; 63,3% giảm sức căng chu vi, sức

căng diện tích và 60% giảm góc xoay thất trái và 56,7% giảm độ xoắn thất trái

2 Mối liên quan giữa các thông số sức căng, vận động xoắn thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Liên quan với yếu tố lâm sàng

- Các thông số sức căng thất trái giảm dần theo mức tăng NYHA và có tương quan vừa với quãng đường đi bộ 6 phút (r = 0,5 – 0,65; p<0,01) Góc xoay và độ xoắn thất trái có tương quan yếu với quãng đường đi bộ 6 phút (p<0,05)

Tương quan với các yếu tố cận lâm sàng:

- Có mối tương quan khá chặt giữa các thông số sức căng (GLS r= -0,67, GRS r= 0,80 GCS r= -0,80, GAS r= -0,83, p<0,001) của thất trái với EF và tương quan vừa giữa góc xoay và độ xoắn thất trái (Peak-Twist r = 0,56, Torsion r= 0,62; p<0,05) với EF Trong đó tương quan chặt nhất được thấy giữa sức căng diện tích GAS với EF

- Góc xoay và độ xoắn thất trái có tương quan vừa với sức căng trục dọc đo trên STE 2D (GLPS), đường kính cuối tâm trương thất trái (Dd), thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV) và phân suất co ngắn sợi cơ thất trái (FS)

- Các thông số sức căng đo trên siêu âm STE 3D có tương quan khá chặt với GLPS đo trên siêu âm 2D và tương quan chặt vừa với đường kính cuối tâm trương thất trái (Dd), thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV) và phân suất co ngắn sợi cơ thất trái (FS)

- Ở nhóm suy tim có EF < 50%, mối tương quan giữa các thông số sức căng, góc xoay và độ xoắn thất trái đo trên siêu âm STE 3D với EF chặt chẽ hơn ở nhóm suy tim có EF ≥50%

- Tương quan giữa GLPS đo trên siêu âm STE 2D với các thông số sức căng thất trái theo các chiều (dọc, bán kính, chu vi, diện tích), góc xoay và độ xoắn thất trái đo trên siêu âm STE 3D ở nhóm suy tim EF < 50% chặt chẽ hơn

ở nhóm suy tim EF≥50%

KIẾN NGHỊ

Nên áp dụng siêu âm đánh dấu mô 3D để đánh giá các thông số sức căng, góc xoay và độ xoắn thất trái ở bệnh nhân suy tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim có phân số tống máu thất trái ≥ 50% để giúp các bác sỹ lâm sàng lượng giá được mức độ rối loạn chức năng thất trái từ đó đưa ra được chiến lược điều trị và can thiệp tối ưu cho người bệnh

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 , Đỗ Văn Chiến, Phạm Nguyên Sơn (2021) “Đánh giá

một số thông số về sức căng và vận động xoắn của thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô 3D ở bệnh nhân suy tim mạn tính”, Tạp chí y dược lâm sàng 108 16(4), tr 1-8

2 , Đỗ Văn Chiến, Phạm Thái Giang, Phạm Nguyên Sơn

(2021) “Mối tương quan giữa các thông số biến dạng thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D với phân suất tống máu thất trái ở bệnh nhân suy tim mạn tính”, Tạp chí Y học Việt Nam 503(2), tr 62-66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Mạnh Hùng (2007), "Thực hành Bệnh Tim Mạch", Nhà xuất bản Y Học tr 393-429

Mosterd A and Hoes A W (2007), "Clinical epidemiology of heart failure", Heart 93(9), pp 1137-1146

Laribi S, Aouba A, Nikolaoul M et al (2012), "Trends in death attributed to heart failure over the past two decades in Europe", European journal of heart failure 14(3), pp 234-239

McMurray J J V, Solomon, S D, Inzucchi S E, et al (2019) "Dapagliflozin in patients with heart failure and reduced ejection fraction", New England Journal of Medicine 381(21): pp 1995-2008 Bursi F, Weston S A, Redfied M M et al (2006) "Systolic and diastolic heart failure in the community", Jama 296(18): pp 2209-2216

Abebe T B, Gebreyohannes E A, Tefera Y G, et al (2016) "Patients with HFpEF and HFrEF have different clinical characteristics but similar prognosis: a retrospective cohort study" BMC Cardiovasc Disord, 2016 16(1): pp 232

Cikes M and S D Solomon (2016) "Beyond ejection fraction: an

integrative approach for assessment of cardiac structure and function in heart failure", European heart journal 37(21): pp 1642-1650

Stokke T M, Hasselberg N E, Smedsrud M K, et al (2017) "Geometry as a confounder when assessing ventricular systolic function:

comparison between ejection fraction and strain", Journal of the American College of Cardiology 70(8): pp 942-954

Kraigher-Krainer E, Shah A M, Gupta D K, et al (2014) "Impaired systolic function by strain imaging in heart failure with preserved

ejection fraction", Journal of the American College of Cardiology 63(5): pp 447-456

Marwick T H, Shah S J, Thomas J D, et al (2019) "Myocardial strain in the assessment of patients with heart failure: a review", JAMA

cardiology 4 (3): pp 287-294

Hiebert J B, Vacek J, Shah Z, et al (2019) "Use of speckle tracking to assess heart failure with preserved ejection fraction" Journal of

cardiology 74(5): pp 397-402

Smiseth O A, Torp H, Opdahl A, et al (2016) "Myocardial strain imaging: how useful is it in clinical decision making", European heart journal 37(15): pp 1196-1207

Ersbøll M, Valeur N, Mogensen U M, et al (2013) "Prediction of all- cause mortality and heart failure admissions from global left ventricular longitudinal strain in patients with acute myocardial infarction and

preserved left ventricular ejection fraction", Journal of the American College of Cardiology 61(23): pp 2365-2373 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Kocabay G, Muraru D, Peluso D, et al (2014) "Normal left ventricular mechanics by two-dimensional speckle-tracking echocardiography Reference values in healthy adults", Revista Española de Cardiología (English Edition) 67(8): pp 651-658

Lang R, Badano L P, Mor-Avi V, et al (2015) "Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging", European Heart Journal- Cardiovascular Imaging 16(3):pp 233-271

Buckberg G, Hofman J I E, Mahajan A, et al (2008) "Cardiac mechanics revisited: the relationship of cardiac architecture to ventricular function", Circulation 118(24): pp 2571-2587

Sengupta P P, Krishnamoorthy V K, Korinek J, et al (2007) "Left ventricular form and function revisited: applied translational science to cardiovascular ultrasound imaging" Journal of the American Society of Echocardiography, 2007 20(5): pp 539-551

Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Miên, et al (2019) "Lâm Sàng Tim Mạch Học", Nhà xuất bản Y học tr 304-337

Wang T J, Evan, J C, Benjamine, E J, et al (2003) "Natural history of asymptomatic left ventricular systolic dysfunction in the community"

Circulation 108(8): pp 977-982

Bleumink A M, Knetsch A M, Sturkenboom M C J M, et al (2004)

"Quantifying the heart epidemic: prevalence, incidence rate, lifetime risk and prognosis of heart failure: The Rotterdam Study: European Heart journal 25(18): pp 1614-1619

Paulus W J and Tschöpe C (2013) "A novel paradigm for heart failure with preserved ejection fraction: comorbidities drive myocardial

dysfunction and remodeling through coronary microvascular endothelial inflammation" Journal of the American College of Cardiology 62(4): pp 263-271

Ammar K A, Jacobsen S T, Mahoney D W, et al (2007) "Prevalence and

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w