Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Một số các đề tài tiến hành nghiên cứu vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định của các dự tại một số tỉnh trong cả nước như:

- Nguyễn Văn Cường, 2020 [1], đã đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Kết quả cho thấy:

+ Công tác quản lý đất đai của thành phố Lai Châu đã thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật và luôn đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức được giao đất, thuê đất. Đồng thời, thực hiện tốt công tác xây dựng bản đồ dưới dạng số, từ đó đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đấy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2015-2017 công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Lai Châu thực hiện 49 dự án lớn nhỏ với tổng diện tích 80,5 ha. Quy trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư các dự án đều được thực hiện đầy đủ, đảm bảo quy định, công khai, dân chủ do đó hạn chế tối đa các vụ kiện tụng khi thu hồi đất.

+ Về công tác BT, HT, TĐC ở 02 dự án nghiên cứu, với tổng diện tích thu hồi là 158.752,0 m2 , với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 17.318.251.621 đồng (số tiền bồi thường về đất là 4.002.180.900 đồng, số tiền bồi thường về tài sản, hoa màu, vật kiến trúc 1.752.579.636 đồng, số tiền hỗ trợ là 11.044.162.100 đồng; tiền chi phí tổ chức thực hiện, dự phòng: 519.328.984 đồng), số hộ thu hồi đất 66 hộ, số hộ đủ điều kiện tái định cư là 07 hộ gia đình cụ thể: - Dự án Xử lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu, tổng diện tích thu hồi của dự án là: 24.706,3 m2 của 22 hộ gia đình, cá nhân sử dụng và UBND xã quản lý, tổng số tiền BT, HT là 1.849.330.882

đồng, số hộ được TĐC là 03 hộ. - Dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích 134.045,7 m2 đất trong đó diện tích được đất đủ điều kiện được bồi thường của các hộ gia đình cá nhân là 125.350,4 m2 của 44 hộ gia đình, cá nhân sử dụng và UBND xã quản lý, tổng số tiền BT, HT là 15.468.920.739 đồng, số hộđủđiều kiện tái định cư là 04 hộ.

+ Đánh giá chung là các hộ gia đình bị thu hồi đất về cơ bản ủng hộ chủ trương thu hồi đất của các dự án. Trong quá trình thu hồi chỉ có 01 hộ là giao đất chậm cho dự án, các hộ khác đều giao đất đúng tiến độ đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Mức giá bồi thường của các dự án cơ bản là phù hợp chỉ một số ít hộ cho rằng giá bồi thường đất nông nghiệp thấp hơn giá thị trường. Về đời sống của các hộ sau khi thu hồi đất hầu hết không có thay đổi, số hộ thay đổi tốt hơn trước nhiều

- Nguyễn Hữu Bắc (2020), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường Bắc Sơn kéo dài, địa phận phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy:

+ Dự án đường Bắc Sơn kéo dài thu hồi 3,16 ha, với 189 hộ có đất bị thu hồi, trong đó diện tích đất phi nông nghiệp là 2,66 ha chiếm 84,18%, đất nông nghiệp chiếm 0,5 ha chiếm 15,82%.

+ Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 183.233.247.262 đồng, trong đó tiền bồi thường đất là nhiều nhất chiếm 62,85%, tiền bồi thường tài sản trên đất chiếm 32,52%, các khoản hỗ trợ chiếm 2,48% và kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ chiếm 2,15%.

+ Các hộ bị thu hồi đất của dự án có cuộc sống ổn định, sự phân công lao động đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang dịch vụ, thu nhập bình quân sau thu hồi đất của các hộ đều tăng, bình quân tăng từ 5,1 triệu đồng/khẩu/tháng lên 6,9 triệu đồng/khẩu/tháng.

+ Xác định được 5 nhóm yếu tố và 18 yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB tại thành phố Thái Nguyên, trong đó nhóm yếu tố tài chính có mức độ ảnh hưởng lớn nhất với 33,33%; tiếp đến là nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai, nhóm yếu tố chức thực hiện và nhóm yếu tố liên quan đến thửa đất với mức độ ảnh hưởng lần lượt là 25,67%, 20% và 13,33%; thấp nhất là nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ với mức độ ảnh hưởng là 6,67%.

Đồng thời đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở thành phố Thái Nguyên, cụ thể: giải pháp về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật; giải pháp về đối tượng và điều kiện được bồi thường; giải pháp về mức bồi thường, hỗ trợ; giải pháp các chính sách hỗ trợ và tái định cư.

- Đinh Thị Thu Hường (2020), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ Trong giai đoạn từ 2001 - 2019 thành phố Nam Định đã thực hiện việc giao đất, thu hồi đất cho 227 dự án thuộc khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1326,94ha. Tuy nhiên, số lượng cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu so với yêu cầu công việc đặt ra. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã, phường chưa đồng đều, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến công tác quản lý đất đai cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

+ Tại dự án nghiên cứu việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND thành phố Nam Định tổ chức, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tổng diện tích thu hồi là 109.381,2m2 với số tiền bồi thường là 66,219 tỷđồng. Bồi thường tài sản gắn liền với đất đã cơ bản được người dân ủng hộ

và chấp thuận với tổng số kinh phí là 27,216 tỷ đồng. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ di chuyển… ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân bị thu hồi đất, tổng số tiền hỗ trợ là 5,232 tỷđồng.

+ Tất cả các hộ được điều tra đồng ý với việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ. Đối với giá bồi thường về đất ở có 40% phiếu đánh giá bồi thường chưa phù hợp, 85% phiếu đánh giá bồi thường về tài sản bằng thực tế. Đánh giá về các mức hỗ trợ thì 100% phiếu hài lòng với hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất. Đánh giá về khu tái định cư cơ bản người dân hài lòng với cơ sở vật chất khu tái định cư, đời sống của người dân sau thu hồi trên 93% là bằng và tốt hơn trước. Tỷ lệ đơn thư khiếu nại là 2%. Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ thì dự án đã có mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cơ bản phù hợp với người dân trên địa bàn thành phố. Đối với trình tự thủ tục thực hiện bồi thường có 04 phiếu (13%) cán bộđược điều tra cho rằng Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố chưa đối thoại với người có đất thu hồi, 87% phiếu cho rằng lực lượng cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu, 40% phiếu cho rằng thiếu cán bộ trực tiếp tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương thì cần hoàn thiện các quy định của chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để áp dụng cụ thể tại tỉnh Nam Định nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Bổ sung cán bộ cho phòng Tài nguyên và Môi trường, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện ở các cấp đặc biệt là cấp xã, phường và làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người bị thu hồi đất trên địa bàn. Xác định công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp UBND thành phố Nam

Định đã chỉ đạo các cấp từ thành phố đến cơ sở tăng cường sự lãnh đạo trong công tác bồi thường, hỗ trợ coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn. Góp phần tạo môi trường thu hút đầu tư, xây dựng thành phố ngày một phát triển.

- Lê Trung Kiên (2019), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Kết quả cho thấy:

+ Tại 02 dự án nghiên cứu việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND Thành phố Nam Định tổ chức, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số lượng cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường còn thiếu so với yêu cầu công việc đặt ra (26 phiếu, chiếm 87%).. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã, phường chưa đồng đều, khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến công tác quản lý đất đai cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Hội đồng GPMB đã thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ di chuyển… ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân bị thu hồi đất, tổng số tiền hỗ trợ là 2,278 tỷ.

+ 100% số hộ được điều tra đồng ý với việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và đơn giá bồi thường đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên, còn xảy ra tình trạng có hộ dân xây dựng, cải tạo công trình trái phép trong chỉ giới GPMB để được hưởng bồi thường tài sản. Đánh giá về khu tái định cư cơ bản người dân hài lòng với cơ sở vật chất khu tái định cư, đời sống của người dân sau thu hồi trên 95% là bằng và tốt hơn trước.

+ Để thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB tại địa phương thì cần thiết phải thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện các quy định của chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để áp dụng cụ thể tại tỉnh Nam Định nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. Cần bổ sung cán bộ cho phòng Tài nguyên và Môi trường, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện ở các cấp đặc biệt là cấp xã, phường và làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người sử dụng đất trên địa bàn.

Phan Long (2019), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện một số dự án thu hồi đất để quản lý theo quy hoạch tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Kết quả cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2 dự án tại thành phố Yên Bái đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định. Về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được diễn ra dân chủ, công khai, đảm bảo đúng thời gian để các dự án diễn ra theo đúng kế hoạch. Mặc dù còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, do một số hộ dân chưa nhất trí trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định về giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp và tài sản trên đất mặc dù đã được bổ sung kịp thời nhưng vẫn chưa thoả đáng, chưa phù hợp với giá xây dựng mới, chưa phù hợp với thực tế và chi phí đầu tư vào đất. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức; bố trí tái định cư chưa thời; việc chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ còn chậm nên hộ gia đình bị thu hồi đất đã gặp rất nhiều khó khăn.

- Phạm Thị Mai Lam (2019) [6], đã đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với các nội dung: Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá chung kết

quả công tác thu hồi đất Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn.

Dương Thị Thúy Hống (2018) [4], đã đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư xã Hồng Tiến trên địa bàn xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, thu được những kết quả sau:

+ Đã tổng hợp khái quát những thông tin cơ bản về: các cơ sở văn bản pháp lý, quy mô, địa điểm và điều kiện tự nhiên của dự án tái định cư xã Hồng Tiến.

+ Đánh giá được kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại dự án bao gồm:

- Kết quả bồi thường, hỗ trợ khi hà nước thu hồi đất: dự án tái định cư xã Hồng Tiến có tổng số tiền đền bù về các loại đất là 91.326.164.000 đồng với tổng diện tích thu hồi GPMB 505.624 m2 các loại đất;

- Bồi thường về tài sản trên đất (bao gồm tài sản, công trình, vật kiến trúc và cây cối hoa màu): Đã xác định tổng giá trị bồi thưởng tài sản, công trình, vật kiến trúc tại dự án tái định xã Hồng Tiến là 34.600.419.236 đồng; bảng đơn giá bồi thường cây cối hoa màu chi tiết;

- Xác định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm là 67.385.022.000 đồng; tổng tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống là 1.467.181.350 đồng; Hỗ trợ ổn định sản xuất với mức hỗ trợ là: 2.000.000 đồng/ hộ; Thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn.

+ Đề tài đã xác định ra các yếu tốảnh hưởng tới công tác GPMB, đồng thời phân loại thành 3 nhóm yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau:

- Nhóm 1 gồm 3 yếu tố: chính sách hỗ trợ, công tác định giá đất và đơn giá bồi thường được xác định là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới công tác GPMB với sốđiểm mức độ quan trọng là 26, 32, 48 được xếp loại I, II, III.

- Nhóm 2 là nhóm có mức độ quan trọng từ 50-90 bao gồm 2 yếu tố: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tâm lý

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)