Trong quá trình thực hiện hai dự án có sự điều chỉnh về diện tích đất để phù hợp với thực tiễn dự án: khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là 136 ha. Cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3. 4: Diện tích các loại đất thu hồi tại dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất trồng cây hàng năm BHK 16,56 12,18 2 Đất trồng lúa LUA 30,90 22,72 3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,36 7,62 4 Đất trồng cây lâu năm CLN 62,60 46,03 5 Đất ở nông thôn ONT 8,32 6,12 6 Đất ởđô thị ODT 0,13 0,10 7 Đất quốc phòng CQP 0,72 0,53
8 Đất giao thông DGT 4,19 3,08 9 Đất thủy lợi DTL 2,22 1,63
Tổng cộng 136,00 100
(Nguồn: Số liệu báo cáo án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất giải phóng mặt bằng của dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là 136,00 ha trong đó đất bị thu hồi giải phóng thuộc thuộc 9 loại đất: đất ở nông thôn; Đất ở tại đô thị; Đất trồng cây lâu năm; Đất trồng cây hàng năm; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất trồng lúa; Đất giao thông; Đất thủy lợi và Đất quốc phòng. Các loại đất có diện tích khác nhau cơ cấu diện tích được thể hiện dưới hình sau:
Hình 3. 5: Cơ cấu thu hồi đất dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Nhìn vào hình và bảng trên ta thấy:
- Phần lớn diện tích đất thu hổi là đất trồng cây lâu năm 62,60 ha (chiếm 46,03% tổng diện tích đất thu hồi), diện tích đất trồng lúa thu hổi là 30,90 ha (chiểm 22,72% diện tích đất thu hồi), đất trồng cây hàng năm 16,56 ha (chiếm
12,18% diện tích đât thu hồi), đất nuôi trồng thủy sản 10,36 ha (chiếm 7,62% diện tích đất thu hồi). Đây là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất quan trọng, bị thu hồi giải phóng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nghề nghiệp mưu sinh của người dân, nên cần phải đặc biệt quan tâm tới chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người dân
- Diện tích đất ở tại đô thị ít nhất 0,13 ha (chiếm 0,1% diện tích đất thu hổi); diện tích đất ở nông thôn 8,32 ha(chiếm 6,12% diện tích đất thu hổi). Đây là loại đất đặc thù ảnh hưởng tới nơi an cư, sinh sống của người dân. Khi thu hồi giải phóng mặt bằng cần đảm bảo tái định cư, hỗ trợ tái định cư cho người dân
- Điều này cho thấy dự án hầu hết lấy vào nhóm đất nông nghiệp chủ yếu diện tích đất trồng cây lâu năm, rất hạn chế lấy vào các nhóm đất ở.
Nhận xét:
Việc xác định diện tích của từng loại đất đã được đơn vị thẩm quyền phối hợp cùng địa phương và các chủ sử dụng đất thực hiện theo đúng hồ sơ pháp lý về đất, hiện trạng sử dụng đất, quy định của luật đất đai, đúng trình tự về bồi thường GPMB, đảm bảo bồi thường đúng, đủ diện tích cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Đất đai không chỉ nơi an sinh mà còn là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của người dân, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức phức tạp. Cần có giá đất bồi thường thỏa đáng, nếu không sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi đất GPMB.
Bồi thường đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác…..
+ Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản thì người bị thu hồi được bồi thường bằng đất theo diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi.
+ Nếu không có đất bồi thường thì người bị thu thu hồi đất được bồi thường bằng tiền theo giá đất quy định.
+ Nếu đất bị thu hồi là do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu thì người bị thu hồi không được bồi thường thiệt hại vềđất nhưng được bồi thường thiệt hại các chi phí đã đầu tư vào đất. Người bị thu hồi đất là người làm nông nghiệp, nhưng không thuộc đối tượng được bồi thường, sau khi bị thu hồi đất, người đó không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương xem xét, nếu có điều kiện thì được giao đất mới để sản xuất.
Để dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, căn cứ quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 21/12/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014; Quyết định 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Bảng giá đất giai đoạn 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đơn giá bồi thường đất ở của dự án là 530.000 đồng/m2; đất trồng lúa là 67.000 đồng/m2, đất trồng hoa màu 61.000 đồng/m2, đất lâm nghiệp đồi núi 26.000 đồng/m2, đất mặt nước 49.000 đồng/m2, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3. 5: Tổng hợp đơn giá bồi thường thu hồi các loại đất của dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên
Stt Loại đất Diện tích (m2) Đơn giá (nghìn /m2) Thành tiền (nghìn đồng) 1 Đất trồng cây hàng năm 165.600 61 10.101.600 2 Đất trồng lúa 309.000 67 20.703.000 3 Đất nuôi trồng thủy sản 103.600 275 28.490.000 4 Đất trồng cây lâu năm 626.000 58 36.308.000 5 Đất ở nông thôn 83.200 550 45.760.000
6 Đất ởđô thị 1.300 550 715.000
Tổng cộng 1.360.000 142.077.600
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tác giả thu thập, điều tra)
- Có thể thấy rằng, dự án khu công nghiệp Yên Bình I mở rộng trên địa bàn thị xã Phổ Yên có tổng số tiền đền bù về các loại đất là 142.077.600.000 đồng (hơn 142 tỷđồng) với tổng diện tích thu hồi GPMB 136 ha các loại đất. - Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi đó các hộ dân cư phần lớn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, người dân trong khu vực GPMB bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ không còn đất sản xuất, hoặc giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp tác động đến cuộc sống của người dân bởi họđã quen với công việc, với nếp sống, nếp sinh hoạt như hiện tại, việc thay đổi sẽ cần thời gian để thích ứng. Do đó khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mặc dù có bồi thường nhưng với giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp, chưa phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, như vậy những người dân có đất bị thu hồi rất khó có thể đầu tư vào sản xuất vì họ sống chủ yếu bằng nghề nông. Nên có rất nhiều người không muốn Nhà nước lấy vào phần đất của họ, gây ra nhiều khó khăn trong công tác GPMB. Diện tích đất nông nghiệp thu hồi cũng khá lớn, tuy nhiên giá bồi thường lại thấp hơn so với đất ở rất nhiều. Vì vậy nhà nước cần phải quan tâm đến người dân về vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất sản xuất. Nhà nước không chỉ bồi thường tiền mà cần phải giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp để có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình khi họ bị mất đất sản xuất. Sau đây nghiên cứu sẽ tìm hiểu tình hình bồi thường tài sản trên đất và các chính sách hỗ trợ của dự án