II- TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT s ố NƯỚC
6. Pháp luật vé bảo vệ môi trường của Thụy Điển
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thụy Điển đã xáy dựng một hệ thông luật pháp và quản lý toàn diện điéu chỉnh tất cả những hoạt động có tác hại đến môi trường, gồm: đánh giá tác động môi trường và cấp phép môi trường, an toàn hóa chất, bảo vệ sức khỏe, quản lý chất thải, các vùng bảo vệ, chất lượng nước sạch và thực phẩm, an toàn gia súc. Để đạt được sự phát triển bền vững của đất nước, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua 16 mục tiêu môi trường là định hướng cho tất cả các ngành phải đạt tới đến năm 2020.
Thụy Điển là quốc gia có sự phân cấp mạnh trong công tác quy hoạch. Trách nhiệm lập quy hoạch là của 290 quận trong cả quốc gia. ủy ban hành chính các thành phô' có thẩm quyển cấp các giấy phép khác nhau, trong đó có giấy phép môi trường. Luật quy hoạch xây dựng và Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hoạt động quy hoạch đất đai và môi trường của quận, đồng thời phải đáp ứng cả lợi ích quốíc gia và lợi ích cộng đồng. Tại cấp quận, phải có quy hoạch tổng thể, dưới đó là quy hoạch phát triển chiến lược của cộng đồng và các quy hoạch phát triển chi tiết.
Về công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Thụy Điển, 290 chính quyền địa phương thực hiện các quy định của Luật và các quy định khác của Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong chính quyển địa phương là Hội đồng nhân dân: quy định thuế, luật địa phương, phê duyệt các quy hoạch xây dựng. Dưới Hội đồng nhân dân là ủy ban nhân dân, có 3 thành viên chuyên trách, các thành viên khác là kiêm nhiệm, trực tiếp điều hành các công việc thường nhật. Dưới úy ban nhân dân là các ủy ban thường trực về môi trường, xây dựng và các vấn đề khác, tùy thuộc quyết định của úy ban nhân dân, các ủy ban thường trực này thường phối hợp chặt chẽ vối nhau trong công việc.
Việc đánh giá tác động môi trường ỏ Thụy Điển do các cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở các dữ liệu và sô liệu về hiện trạng nên rất đầy đủ và chính xác. Cơ quan
quản lý môi trường địa phương thu phí đốì với hoạt dộng phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Khái niệm đánh giá môi trường chiến lược còn mói và chưa áp dụng nhiéu. Nội dung quy hoạch môi trường dựa trên đánh giá môi trường và do phòng môi trường và sức khỏe chịu trách nhiệm xây dựng. Quá trình quy hoạch môi trường luôn được tiến hành song song với các quy hoạch khác, các quy hoạch môi trường không chỉ là môi trường mà còn là sức khỏe, an toàn thực phẩm.
Điểm nổi bật nhất trong pháp luật môi trường Thụy Điển là buộc mua tài sản bị thiệt hại. Ngoài những hình thức trách nhiệm như đã quy định của nhiêu nước, trong Bộ luật môi trường của Thụy Điển có một hình thức trách nhiệm mối, đó là buộc người gây thiệt hại phải mua tài sản bị thiệt hại. Theo đó, nếu một tài sản (ví dụ là đả't) bị xâm hại khiến cho chủ sở hữu tài sản đó không khai thác được một phần hay toàn bộ lợi ích từ tài sản đó, hoặc khi chủ sở hữu sử dụng toàn bộ hay một phần tài sản đó dẫn đến những hậu quả bất lợi (hay dẫn đến thiệt hại khi sủ dụng) thì chủ thê gây thiệt hại buộc phải mua tài sàn bị mất công dụng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu. Quy định
này cũng áp dụng khi người có trá c h nhiệm thực hiện việc
khăc phục thiệt hại dẫn đên việc chủ sở hữu không khai thác được một phần hay toàn bộ lợi ích của tài sản. hoặc khi chủ sở hữu sử dụng tài sản đó bị những hậu quà bát lợi. Quy định này bảo đảm rằng chủ thể gây thiệt hại sẽ
luôn phải có trách nhiệm khắc phục thiệt hại như đôi với tài sản của chính họ.
Tóm lại, qua nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của một s ố nưóc, có thể thấy rằng:
- ơ một sô nưóc, các biện pháp trách nhiệm pháp lý (hình sự, dân sự, hành chính) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể được quy định trực tiếp ở các luật chuyên ngành (như ở Xingapo, Thái Lan). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường áp dụng pháp luật.
- Hầu hết các quy định pháp lu ậ t về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đểu quy định hình thức phạt tiền là hình phạt chính và có sự phân biệt mức phạt giữa cá nhân và pháp nhân, trong đó mức phạt tiền đổì với pháp nhân bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so vối cá nhân (như ở Canada).
- Các quy định trách nhiệm pháp lý trong pháp lu ật
bảo vệ môi trường ở một sô' nước đã quy định pháp nhân là chủ thể của pháp luật hình sự vì trong thực tế vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường chủ yếu là do pháp nhân thực hiện (như ở Trung Quốc). Thậm chí ỏ một số nưốc, để bảo
đảm tín h nghiêm minh của pháp luật, đã quy định nếu pháp
nhân có hành vi vi phạm mà người đứng đầu pháp nhân, người quản lý điều hành pháp nhân đã đồng ý hoặc biết về hành vi vi phạm nhưng không có biện pháp ngăn chặn thì
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm với tư cách là chính phạm (như ở Philíppin).
- Đặc biệt ở Thụy Điển, trong pháp luật bảo vệ môi trường có biện pháp buộc người gây thiệt hại phải mua tài sản bị thiệt hại.
CHƯƠNG II