4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản.
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại.
Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.
* Đẻ khó
Triệu chứng: Lợn nái có biểu hiện rặn nhiều lần, rặn mạnh, thậm chí lợn nái còn rặn căng bụng, cong lưng, chân đạp vào thành chuồng để rặn nhưng thai vẫn không ra. Khi đưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai to hoặc ở tư thế không bình thường nằm kẹt ở trước cửa xoang chậu.
* Bệnh viêm tử cung
Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng; xung quanh âm môn, gốc đuôi, 2 bên mông dính nhiều dịch viêm. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.
* Bệnh sát nhau
Triệu chứng khi lợn nái bị sát nhau: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.
* Bệnh viêm vú
Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5ºC - 42ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.
Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Lợn con thiếu sữa kêu, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
* Bệnh bại liệt sau sinh
Triệu chứng: Lợn đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà chỉ nằm bẹp 1 chỗ. Sau thời gian dài, vùng da tiếp xúc với nền chuồng bị thối loét.
Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.8 .
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 233 22 9,94 Sát nhau 233 8 3,43 Viêm vú 233 6 2,73
Bại liệt sau sinh 233 3 1,3
Đẻ khó 233 6 2,73
Số liệu bảng 4.8 cho biết, trong 233 con lợn nái theo dõi có 22 con mắc bệnh viêm tử cung, 8 con mắc bệnh sát nhau, 6 con có hiện tượng viêm vú, 3 con mắc bệnh bại liệt sau sinh và 6 con mắc bệnh đẻ khó. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 9,94%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,73% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 3,43% nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể
nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,37%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương… Tỷ lệ mắc bệnh bại liệt sau sinh là 1,3% do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất khoáng như: canxi, photpho…
4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại
Sau 6 tháng thực tập trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, em đã thu được kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại
Chỉ tiêu Tên
bệnh
Thuốc
điều trị Liều lượng Đường tiêm
Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 22 20 90,9 Amoxylin 1ml/10 kg TT Sát nhau Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 8 4 50 Amoxylin 1ml/20 kg TT Viêm vú Amoxylin 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 6 4 66,66 Bệnh bại liệt Mg - Calcium 60 ml/con Tiêm bắp 2 – 3 3 1 33,33 Đẻ khó Oxytocin 1,7 - 1,8 ml Tiêm bắp 1 6 5 83,33
Số liệu bảng 4.9 cho thấy: trong 22 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 20 con đạt tỷ lệ cao nhất so với các bệnh cùng điều trị là 90,9% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó có 3 con mắc bệnh bại liệt sau sinh, điều trị khỏi 1 con, tỷ lệ khỏi đạt 33,33%. Tỷ lệ điều trị bại liệt cho lợn chưa cao là do khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất
khó nên khả năng đi lại, vận động kém hoặc mất khả năng vận động dẫn đến bị hoại tử phần tiếp xúc với nền sàn chuồng, nếu để lợn lâu sẽ gầy yếu dẫn đến chết. Có 8 con mắc bệnh sát nhau điều trị khỏi 4 con đạt tỷ lệ 50%. Ðẻ khó có 6 con điều trị khỏi 5 con, tỷ lệ khỏi đạt 83,33% và 6 con mắc bệnh viêm vú điều trị khỏi 4 con đạt tỷ lệ 66,6% do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng và điều trị khó khăn hơn.
Ðối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn.Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng amoxicillin với liều lượng là 1 ml/10 kg TT.Ðiều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai,dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại dùng amoxicillin liều 1ml/10 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.
Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Mg - calcium với liều 60 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.
Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt thì loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý bằng cách đào hố trôn, rắc vôi xung quanh.Ðảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Phân 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản. Qua đó em sơ bộ kết luận như sau:
- Đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho 233 lợn nái, có 94,81% nái đẻ bình thường và 4,18% nái đẻ khó phải can thiệp.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng 2.821 số con còn sống đến cai sữa là 2.562 con, tỷ lệ nuôi sống đạt 90,82%.
- Đã tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng trại đúng quy định,tiêm phòng các loại vác xin : hội chứng còi cọc sau cai sữa, dịch tả, lở mồm long móng,xảy thai khô thai truyền nhiễm cho 2.821 con lợn, an toàn 100%.
- Đã tiến hành chuẩn đoán và điều trị các bệnh : trong 233 con lợn nái theo dõi có lợn viêm tử cung số con điều trị 22 số con khỏi 20 tỷ lệ khỏi 90,9%. Bệnh sát nhau số con điều trị 8 số con khỏi 4 tỷ lệ khỏi 50%. Bệnh viêm vú số con điều trị 6 số con khỏi 4 tỷ lệ khỏi 66,66%. Bệnh bại liệt số con điều trị 3 số con khỏi 1 tỷ lệ khỏi 33,33%. Đẻ khó số con điều trị 6 số con khỏi 5 tỷ lệ khỏi 83,33%.
- Những chuyên môn đã học được tại trại: + Đỡ đẻ lợn con.
+ Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng. + Phòng bệnh bằng vác xin.
+ Thiến lợn con.
+ Mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai.
+ Điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con. + Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
+ Khai thác, kiểm tra tinh.
- Qua thời gian thực tập tại cơ sở,trình độ tay nghề về chăn nuôi được nâng cao.
5.2. Đề nghị
- Trại cần thực hiện tốt hơn nữa công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.
- Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt giảm tỉ lệ lợn mắc bệnh.
- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.
- Hướng dẫn cho công nhân chi tiết về các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là có công nhân mới.
- Thực hiện tốt hơn công tác mổ hecnia cho lợn con. Lợn cai sữa cần được chăm sóc tốt hơn để giảm tỷ lệ mắc các bệnh.
- Cần chú ý tới việc sử dụng nước trong chuồng để chuồng luôn khô ráo, làm giảm tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy.
- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.
3. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Trần Tiến Dũng, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ
6. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
7.Phạm Sỹ Lăng (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 44 -52.
8.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
9.Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập 17.
14.Trekaxova A.V., Daninko L.M., Ponomareva M.I., Gladon N.P., (2003),
Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (người dịch Nguyễn Đình Chi), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường ( 2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
II. Tài liệu tiếng Anh
16.Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), tr. 491.
17.Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A., (2005), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.
18.Taylor D.J., (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University, U.K, pp. 315 - 320.
19.Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A.N., (2003), “The metritis, mastitis agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP
Ảnh 1: Thiến lợn con Ảnh 2: Tiêm sắt heo con
Ảnh 6: lợn nái bị viêm tử cung
Ảnh 7: Lợn con bị hecli Ảnh 8: Chuẩn bị lồng úm Ảnh 5: Chăn lợn hậu bị