Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Tại Trại Lợn Chu Bá Thơ, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bc Giang (Trang 33)

Chăn nuôi lợn ở nước ngoài đã được quan tâm và phát triển từ lâu ở các nước châu Âu, họ có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của con lợn nái và các bệnh, cách trị bệnh trên con lợn nái sinh sản.

Theo Urban và cs (2003) [19], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn

nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith và cs (2005) [17], Taylor (1995) [18], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Theo Urban và cs (2003) [19], điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược độc học cho phép đáp ứng tốt hơn phương pháp điều trị.

Theo Trekaxova và cs (2003) [14], về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Theo Smith và cs (2005) [17], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml kết hợp vitamin C.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu: Đàn lợn nái nuôi tại cơ sở

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Chu Bá Thơ, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. - Thời gian tiến hành: từ ngày 12/12/2020 đến ngày 1/06/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

-Theo dõi tình hình chăn nuôi tại trại Chu Bá Thơ, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản.

- Thực hiện quy trình phòng và trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Chu Bá Thơ, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong 3 năm (2019-T6/2021).

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ theo qui trình chăn nuôi của trang trại.

Điều tra sổ sách theo dõi lợn của trại: Tiến hành theo dõi và thu thập số liệu từ sổ theo dõi:Sổ phối giống,sổ đẻ,các báo cáo lợn theo tuần, tháng của kỹ sư trại. Trên cơ sở có chọn lọc những chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp đếm quan sát trực tiếp: Hàng ngày tiến hành theo dõi tình hình dịch bệnh chủ yếu vào buổi sáng, Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày.Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

Bảng 3.1. Lịch vệ sinh sát trùng trại lợn hàng tuần

Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly Chuồng cai sữa Chuồng Thịt Thứ 2 Phun sát Trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Thứ 3 Phun sát Trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 4 Phun sát Trùng Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 5 Phun sát Trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 6 Phun sát Trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Thứ 7 Dội vôi gầm Phun sát trùng + dội vôi gầm

Phun sát trùng + dội vôi đường đi Phun sát trùng+ dội vôi đường đi Phun sát trùng+ dội vôi đường đi Vệ sinh tổng khu +Rắc vôi Vệ sinh tổng khu +Rắc vôi CN Phun sát trùng Phun sát trùng + dội vôi đường đi Tổng vệ sinh trong và ngoài trại Khử nước trong bể

3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = × 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = ×100 - Tỷ lệ tiêm phòng: Tỷ lệ tiêm phòng (%) = ×100

- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:

Tỷ lệ thực hiện (%) = ×100

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu được xử lý trên phần mềm Excel.

số lợn mắc bệnh (con)

∑ số lợn con theo dõi (con)

∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị

∑số con được tiêm phòng ∑ số con lợn theo dõi

∑số con thực hiện phẫu thuật ∑ số con theo dõi

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Chu Bá Thơ qua 3 năm (2019 - 2021)

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu và thu thập được một số thông tin về tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm (2019 - 2021) và được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn qua 3 năm (2019 - 2021)

STT Loại lợn 2019 2020 Tháng 06/2021 1 Lợn đực giống 3 4 5 2 Lợn nái sinh sản 598 190 200 3 Lợn hậu bị 60 60 70 4 Lợn con theo mẹ 16.445 6.049 2.728 5 Lợn thịt 15.986 5993 2689 Tổng 33.095 12.296 5.692

(Nguồn: Bộ phận thống kê của trại lợn Chu Bá Thơ)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn của trại tính đến tháng 05 năm 2019 gồm có 33.095 con trong đó có 3 lợn đực giống, 598 lợn nái sinh sản, 60 lợn hậu bị, 16.445 lợn con theo mẹ và 15.986 lợn thịt. Số lợn đực chiếm số lượng ít nhất trong cơ cấu đàn của trại. Số lợn con theo mẹ chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đàn. Số lượng lợn nái sinh sản trong 3 năm 2019 đến tháng 06 năm 2021 có xu hướng giảm do thị trường lợn trong nước có sự biến động mạnh, trại phải giảm số lượng lợn của trại để đáp ứng thị trường cũng như vấn đề kinh tế phục vụ cho khả năng chăn nuôi của trại.

Cụ thể năm 2019 là 598 con tới năm 2020 giảm mạnh còn 190 con và năm 2021 còn 200 con. Số lượng lợn nái hậu bị năm 2020 và năm 2021 tăng

10 con vì có sự loại thải những lợn nái sinh sản kém, nái già không đủ tiêu chuẩn để làm giống.

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập thực tập

Qua 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

(Đơn vị: con)

Tháng Nái chửa Nái đẻ, nuôi con Lợn con

12/2020 37 37 315 01/2021 37 37 328 02/2021 42 42 544 03/2021 34 34 445 04/2021 36 36 731 05/2021 47 46 458 Tổng 233 232 2.821

Số liệu bảng 4.2.cho thấy, số lượng lợn nái và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thể hiện 233 con ở đàn lợn nái, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng thức ăn đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng thức ăn để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ. Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra thức ăn lợn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai. Ở tháng 5/2021 số nái đẻ và nái

nuôi con có biến đổi so với số nái mang thai vì một con nái bị chết do khó đẻ, dặn đẻ quá mạnh gây vỡ tử cung trong quá trình đẻ. Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường tra thức ăn hỗn hợp để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn hỗn hợp thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn hỗn hợp thừa còn trên máng bị thiu, mốc, lợn nái ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần xịt gầm hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm sau 9 giờ để tránh heo con bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

4.2.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em vừa tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng như sau:

-Quy trình chăm sóc lợn nái chửa: lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải đẩy phân ra khu sử lý phân.

-Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ (nái nuôi con): Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ vệ sinh sát trùng chuồng sạch sẽ, khô ráo. Tắm nái sạch, xịt sát trùng và chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 7 - 10 ngày trước khi đẻ.Tiến hành chuyển lợn lên chuồng, xắp xếp lợn trên chuồng đẻ. Đón lợn đúng thứ tự, xếp những con có ngày đẻ dự kiến gần nhất gần quạt, xa dàn mát. Chuẩn bị lồng úm, dụng cụ, thuốc thú y.

-Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ: Nguyên tắc chăm sóc lợn con sơ sinh, tách ghép lợn con, tập ăn cho lợn con 4 - 5 ngày tuổi.

-Một số các thao tác trên lợn con như mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực.

* Đỡ đẻ lợn con: Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn mẹ được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, đỡ lấy lợn con, vuốt hết dịch vùng đầu, mũi và mặt. Sau đó vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp, vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng bột năng giắc khô rồi cho vào lồng úm tº = 33 - 35ºC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi, cắt rốn và tiêm chế phẩm Fe - Bimoxyl La cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành nhỏ thuốc (1 thìa Amox Col + 1 thìa colitin + 20 cc Atropin) để chống heo bị tiêu chảy.mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, cắt rốn tiêm sắt và kháng sinh.

* Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 4 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh (amoxicillin), sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới; một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại

cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn; dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp lấy dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn sát trùng vào vị trí thiến.

Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn trong thời gian em thực tập tại chuồng đẻ (từ ngày 12/12/2020 đến ngày 1/06/2021) được thể hiện trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện thủ thuật trên đàn lợn con

STT Công việc thực hiện

Số lợn con sinh ra (con) Số lợn con trực tiếp thực hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ lợn con 2.821 2.743 97,24

2 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 2.821 2.689 95,32

3 Thiến lợn đực 1.389 1.343 96,69

Trong 2.821 lợn con sinh ra, em đã đỡ đẻ 2.743 con đạt tỷ lệ 97,24%; tiến hành mài nanh, bấm số tai 2.689 con trong tổng số 2.821 con, đạt tỷ lệ 95,32%; thiến lợn đực 1.343 con trong tổng 1.389 con đực đạt tỷ lệ 100% con.

Lợn con sau khi đẻ ra nếu nằm trong bọc thì cần xé bọc ngay để tránh lợn con bị ngạt, nếu lợn bị ngạt thì dùng tay vỗ nhẹ vào lưng lợn để kích thích hô hấp hoặc nâng 2 chân trước và 2 chân sau con lợn lại, gập bụng để kích thích hô hấp. Lợn con sau khi đẻ, lau sạch lợn con sau khi đẻ được 30 phút thì cho bú mẹ, con nhỏ, yếu cho lên bú ở những vú đầu, những con to khỏe hơn cho bú ở những vú sau. Nếu lợn mẹ không cho lợn con bú, cắn con thì buộc chân lợn mẹ, cố định để cho lợn con bú sữa. Lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành lắp máng tập ăn và cho lợn con tập ăn. Vì lợn con mới sinh nên sức đề kháng yếu với điều kiện môi trường nên cần chú ý thắp bóng sưởi để giữ ấm, tránh các bệnh về hô hấp và phòng ngừa tiêu chảy ở lợn con.

Khi thao tác trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như: đỡ đẻ phải thao tác nhanh để không làm lợn con đau đớn, kêu gây ảnh hưởng tới

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Tại Trại Lợn Chu Bá Thơ, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bc Giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)