Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Tại Trại Lợn Chu Bá Thơ, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bc Giang (Trang 43)

Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 37 37 100 0 0,00 01/2021 37 35 94,59 2 5,4 02/2021 42 42 100 0 0 03/2021 34 31 91,17 3 8,82 04/2021 36 36 100 0 0 05/2021 47 46 97,87 1 2,13 Tổng 233 227 97,27 6 2,73

Số liệu bảng 4.4 cho biết tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp từ 0 - 8,82%, trung bình là 2,73%. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kỳ làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình

chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai. Tỷ lệ đẻ khó cao nhất 8,82% cho thấy sự chăm sóc thực hiện tương đối tốt quy trình kỹ thuật cho lợn nái sinh sản.

Trong quá trình đỡ đẻ, em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt lồng úm cho lợn con, vệ sinh vùng mông và âm hộ con mẹ trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để biết con nào đẻ khó thì cần phải xử lý và can thiệp, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay, đeo găng tay sát trùng, vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, ảnh hưởng tới niêm mạc tử cung của lợn mẹ.

4.4. Một số chỉ tiêu về lợn con của trại

Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ lợn con sau 24h? tại trại

Tháng Lợn con Số lợn theo dõi (con) Số lợn còn sống (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 315 293 93,02 01/2021 328 295 89,94 02/2021 544 521 95,77 03/2021 445 383 86,07 04/2021 731 650 88,92 05/2021 458 420 91,70 Tổng 2.821 2.562 90,82

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày, số lượng lợn con cai sữa tăng dần từ tháng 12 đến tháng 05. Có nhiều nguyên nhân là do kỹ thuật đỡ đẻ của công nhân và sinh viên thực tập ngày càng được nâng cao. Lợn con bị lợn mẹ đè chết giảm do công tác trông lợn ngày càng được chú ý hơn. Tại trại, trong 6 tháng theo dõi em thấy lợn con có tỉ lệ sống cao nhất là 95,77% vào tháng 01 và thấp nhất là 86,07% vào tháng 02, vì tháng 02 có sự thay đổi thiếu công nhân, người mới chưa quen việc,nên ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn con. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 3 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè, đó là 2 người trên 1 dãy chuồng 56 nái đang đẻ và nuôi con. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

4.5. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Chu Bá Thơ trại lợn Chu Bá Thơ

4.5.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện phương châm“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đặt lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.

+ Các công việc cụ thể về vệ sinh phòng bệnh là:

-Thực hiện thu gom phân trong chuồng trong suốt ngày làm việc.

-Chuồng luôn thường xuyên được tiêu độc bằng thuốc sát trùng.

-Chuồng lợn sau khi lợn nái được chuyển về chuồng bầu để cai sữa và lợn con được chuyển xuống cai sữa sẽ được vệ sinh và cách ly 2 - 3 ngày trước khi cho lợn nái mới lên đẻ. Các tấm đan trong chuồng được tháo dỡ và đem ngâm trong dung dịch sút trong thời gian 1 ngày. Sau đó được đem ra xịt bằng máy xịt áp lực và được đem phơi khô trước khi được lắp vào chuồng.Khung chuồng sẽ được xịt bằng nước vôi và xịt lại bằng nước sạch.Gầm chuồng,chuồng cũng được xịt rửa bằng máy áp lực, được xả nước và xịt nước vôi.Chuồng sau khi được vệ sinh sạch sẽ được phun lại bằng nước sát trùng, cách ly 1 ngày trước khi được lắp tấm đan và đưa lợn lên.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có những thay đổi cho phù hợp. Các loại thuốc sát trùng mà trại sử dụng là Bioclean, ommicide. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công việc vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 372 372 100

Phun sát trùng 372 372 100

Quét và rắc vôi 372 372 100

Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng đạt tỷ lệ 100% so với công việc được giao. Việc vệ sinh sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng, phun sát trùng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 2 lần/ngày.

4.5.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tham gia vào công tác tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con kết quả tiêm phòng được thể hiện qua bảng 4.7.

Kết quả bảng 4.7 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con, lợn hậu bị và lợn nái bằng vắc xin của trại. Lợn con từ 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 3 tháng tại chuồng đẻ, em đã tiêm Fe - Dextran - B12 10% và cho uống cầu trùng được 943 con lợn con đạt tỷ lệ là 100% tổng số lợn con trực tiếp chăm sóc.

Hàng tuần, lợn nái chửa 70 ngày tiêm vắc xin Coglapest phòng dịch tả và lợn nái chửa 84 ngày tiêm vắc xin Aftopor phòng bệnh lở mồm long móng. Vắc xin phòng bệnh xảy thai, khô thai truyền nhiễm tiêm cho lợn nái hậu bị sau khi nhập về trại 5 tuần, tiêm với tỷ lệ 100% lợn hậu bị. Thuốc trị kí sinh trùng tiêm định kỳ tháng 6, 12 và tiêm 100% đàn.

Việc sử dụng vắcxin để phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch tiêm vắcxin của công ty TNHH Cagrill Việt Nam. Nhờ đó mà khả năng miễn dịch của lợn được tăng lên, tỷ lệ số nái mắc các bệnh về sinh sản giảm, số con sinh ra nhiều, lợn con đẻ ra khỏe mạnh ít bị bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bảng 4.7. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Loại lợn

Thời điểm phòng

bệnh

Bệnh được phòng Loại vắc xin

Liều dùng (ml/con) Ðường tiêm Số con tiêm Tỷ lệ (%) An toàn (%) Lợn hậu bị Sau khi nhập về 5 tuần

Xảy thai, khô thai

truyền nhiễm Parvovirus 2 Tiêm bắp 70 100 100

Lợn nái

Nái chửa

84 ngày Lở mồm long móng Aftopor 2 Tiêm bắp 185 100 100 Nái chửa

93 ngày

Hội chứng còi cọc sau cai sữa

Circomaster

vac 2 Tiêm bắp 185 100 100 Nái chửa

70 ngày Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 185 100 100 Tháng

6, 12 Kí sinh trùng Idectin 7 – 8 Tiêm bắp 185 100 100

Lợn con

3 ngày tuổi Thiếu máu Fe - Dextran

- B12 2 Tiêm bắp 2.821 100 100 3 ngày tuổi Cầu trùng Toltrazuril 1 Cho uống 2.821 100 100

7 ngày tuổi Suyễn Mycoplasma 2 Tiêm bắp 2.821 100 100 14 ngày

tuổi

Hội chứng còi cọc sau cai sữa

Circomaster

vac 1 Tiêm bắp 2.821 100 100

21 ngày tuổi

Hội chứng còi cọc sau cai sữa

Circomaster

vac 1,5 Tiêm bắp 2.562 100 100 Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp 2.562 100 100

4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản.

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại.

Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

* Đẻ khó

Triệu chứng: Lợn nái có biểu hiện rặn nhiều lần, rặn mạnh, thậm chí lợn nái còn rặn căng bụng, cong lưng, chân đạp vào thành chuồng để rặn nhưng thai vẫn không ra. Khi đưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai to hoặc ở tư thế không bình thường nằm kẹt ở trước cửa xoang chậu.

* Bệnh viêm tử cung

Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng; xung quanh âm môn, gốc đuôi, 2 bên mông dính nhiều dịch viêm. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.

* Bệnh sát nhau

Triệu chứng khi lợn nái bị sát nhau: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

* Bệnh viêm vú

Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5ºC - 42ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

Lợn con thiếu sữa kêu, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

* Bệnh bại liệt sau sinh

Triệu chứng: Lợn đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà chỉ nằm bẹp 1 chỗ. Sau thời gian dài, vùng da tiếp xúc với nền chuồng bị thối loét.

Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.8 .

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 233 22 9,94 Sát nhau 233 8 3,43 Viêm vú 233 6 2,73

Bại liệt sau sinh 233 3 1,3

Đẻ khó 233 6 2,73

Số liệu bảng 4.8 cho biết, trong 233 con lợn nái theo dõi có 22 con mắc bệnh viêm tử cung, 8 con mắc bệnh sát nhau, 6 con có hiện tượng viêm vú, 3 con mắc bệnh bại liệt sau sinh và 6 con mắc bệnh đẻ khó. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 9,94%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,73% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 3,43% nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể

nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,37%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương… Tỷ lệ mắc bệnh bại liệt sau sinh là 1,3% do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chưa cung cấp đầy đủ các chất khoáng như: canxi, photpho…

4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Sau 6 tháng thực tập trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, em đã thu được kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

Chỉ tiêu Tên

bệnh

Thuốc

điều trị Liều lượng Đường tiêm

Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 22 20 90,9 Amoxylin 1ml/10 kg TT Sát nhau Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 8 4 50 Amoxylin 1ml/20 kg TT Viêm vú Amoxylin 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 6 4 66,66 Bệnh bại liệt Mg - Calcium 60 ml/con Tiêm bắp 2 – 3 3 1 33,33 Đẻ khó Oxytocin 1,7 - 1,8 ml Tiêm bắp 1 6 5 83,33

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: trong 22 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 20 con đạt tỷ lệ cao nhất so với các bệnh cùng điều trị là 90,9% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó có 3 con mắc bệnh bại liệt sau sinh, điều trị khỏi 1 con, tỷ lệ khỏi đạt 33,33%. Tỷ lệ điều trị bại liệt cho lợn chưa cao là do khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất

khó nên khả năng đi lại, vận động kém hoặc mất khả năng vận động dẫn đến bị hoại tử phần tiếp xúc với nền sàn chuồng, nếu để lợn lâu sẽ gầy yếu dẫn đến chết. Có 8 con mắc bệnh sát nhau điều trị khỏi 4 con đạt tỷ lệ 50%. Ðẻ khó có 6 con điều trị khỏi 5 con, tỷ lệ khỏi đạt 83,33% và 6 con mắc bệnh viêm vú điều trị khỏi 4 con đạt tỷ lệ 66,6% do việc chẩn đoán bệnh thường

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Tại Trại Lợn Chu Bá Thơ, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bc Giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)