Bơm thủy lực

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp mxd (Trang 42 - 49)

Bơm thủy lực là nguồn động lực của hệ thống. Nó thực hiện việc hút chất lỏng thủy lực ở thùng chứa, bơm và đẩy với áp suất cao vào hệ thống mà cụ thể là các ống dẫn để cung cấp cho xi lanh, lọc, van… hoạt động.

*Cấu tạo

Hình 3.2 Cấu tạo bơm thủy lực

1. Trục bơm 2. Ba lô 3. Gối nghiêng 4. Đĩa ngương 5. Đĩa lỗ 6. Piston 7. Xi lanh 8.Thân giữa 9. Vỏ bơm 10 Trục sau 11. Vòng bi 12. Bơm con

43 Hình 3.3 Hình dạng các chi tiết

1. Xi lanh 2. Đĩa gương 3. Đĩa lỗ 4. Piston 5. Quả táo 6. Chốt đỡ quả táo 7. Trục .8 Mặt trà 9. Gối chao

44

Nguyên lý hoạt động:

Hình 3.4 Sơ đồ hoạt động bơm thủy lực

Bơm piston sẽ hoạt động như sau: Trục của bơm sẽ nối với động cơ/motor. Các piston sẽ được bố trí trong khoang bơm. Các đầu piston lắp tì vào đĩa nghiêng(Cam lắc).Khi motor quay sẽ làm trục bơm quay và làm các piston

45 trong bơm quay theo.Đĩa nghiêng ngiêng 1 góc nên sẽ làm cho piston chuyển động tịnh tiến trong khoang bơm.

Trong nửa vòng quay đầu tiên, các piston sẽ biến đổi khoảng cách để tạo nên khoảng trống bên trong bơm làm giảm áp suất và hút dầu/chất lỏng thủy lực đi vào.

Tiếp nửa vòng quay còn lại, piston sẽ chuyển động để thể tích trong bơm giảm đi, dầu và chất lỏng bị ép ra ngoài với một áp nhất định. Và do kết nối với motor nên khi motor quay vài nghìn vòng trên 1 phút thì lượng dầu hút và đẩy ra liên tục rất lớn.Khi thay đổi góc nghiêng của đĩa nghiêng cũng làm thay đổi lưu lượng trên 1 vòng của bơm từ đó làm thay đổi lưu lượng bơm.

*Chuẩn đoán bơm

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Bơm có tiếng ồn lớn -Thiếu hoặc không đủ dầu

-Bơm bị hỏng

-Tốc độ quay quá lớn -Áp suất đầu vào lớn

-Làm sạch lọc hút, kiểm tra để đảm bảo đường ống

hút không bị phá hỏng hoặc bị gấp khúc, bó hẹp

-Sửa chưa hoặc thay thế bơm

-Giảm tốc độ quay -Giảm áp suất dầu Bơm không có áp suất -Mức dầu quá thấp

-Bơm không họạt động hoặc hoạt động sai chiều

-Bơm bị gãy trục hoặc hỏng hóc bộ phận

-Đổ đầy dầu

-Kiểm tra chiều hoạt động của bơm, kiểm tra khớp nối truyền động -Sửa chữa valve áp suất -Sửa chữa bơm

46 Áp suất bơm không ổn

địn

-Áp suất làm việc quá thấp

-Hệ thống valve bị hở -Dầu vào thùng quá nhiều

hoặc quá ít do valve hoặc

xi lanh bị hỏng

-Kiểm tra valve áp suất

-Sửa chữa valve

-Sửa chữa valve và xi lanh

Xuất hiện bọt khí trong dầu

-Đường ống hút hở

-Ống hút quá tải

-Miệng đường ống hồi dầu cao hơn mức dầu -Sử dụng sai loại dầu

-Siết chặt hoặc thay thế đường ống hút

-Rửa sạch lọc dầu và đường ống hút hoặc thay thế bằng đường ống lớn hơn, kiểm tra các khớp nối

-Điều chỉnh lại đường ống

-Thay thế đúng loại dầu theo yêu cầu

*Một số hư hỏng thường gặp ở bơm

Hư hỏng Phương pháp sửa chữa

-Mòn, xước đĩa chia -Mòn xước gối, cam lắc -Bó, kẹt piston

-Dung sai của block xi lanh lớn -Thổi gioăng phớt

-Trục bị bó kẹt

-Rà bóng, rà kín đĩa chia -Rà bóng, rà kín gối, cam lắc -Thay thế piston khác

-Thay block xi lanh -Thay gioăng phớt -Thay trục

47 *Bảo dưỡng bơm

- Xả nước ở đáy thùng thủy lực:

+ Xả áp lực dư trong thùng dầu trước khi xả nước ở đáy thùng

+ Tháo nút xả ở đáythùng để xả nước và cặn khi dầu chảy bắt đầu chảy ra thì vặn trả nút xả đáy

+ Kiểm tra mức dầu, nếu thiếu thì bổ xung đến mức quy định - Thay dầu thủy lực, thay lọc hồi thủy lực, thay lọc thủy lực: + Thay dầu thủy lực sau 1000 giờ

+ Thay lọc hồi sau 1000 giờ + Vệ sinh lọc hút sau 500 giờ + Thay lọc hút sau 1000 giờ - Thay lọc dầu hổi chuyển: + Lau sạch nút từ

+ Thay lưới lọc + Lọc dầu áp lực

+ Thay lưới lọc dầu áp lực

Phải thay lưới lọc sau 250 giờ hoạt động đầu tiên, sau đó phải thay lưới lọc theo định kì 500 giờ hoạt động hoặc sau khi sảy ra hỏng hóc làm bẩn hệ thống thủy lực.

Nếu phải thay lưới lọc dầu sớm, tín hiệu báo lưới lọc nhiễm bẩn sẽ được hiển thị bằng điện tử. nếu lưới lọc nhiễm bẩn, còi cảnh báo sẽ kêu và một thông báo sai sót tương ứng sẽ xuất hiện trên màn hình thông báo lỗi.

Khi thay lưới lọc: phải đảm bảo xả áp suất có thể hiện hữu trong hệ thống thủy lực trước khi thay lưới lọc. khởi động động cơ chạy không tải 5 phút sau đó thực hiện

Xả áp lực thủy lực, phải xả áp lực dầu thủy lực trước khi bảo dưỡng sửa chữa hệ thốngthủy lực.

*Kiểm tra và chạy thử Kiểm tra

48 + Cách làm: Bịt chặt các cửa dầu ra, dầu hồi và dùng máy nén khí thổi vào cửa dầu vào, nếu không có hơi đẩy ra ngoài bơm thì bơm kín và ngược lại. - Kiểm tra ruột bơm bằng cách quan sát đánh giá

+ Cách làm: Sau khi tháo bơm quan sát các chi tiết và đánh giá tình trạng hoạt động của từng chi tiết, chi tiết không còn đủ dung sai cho phép thì thay thế - Kiểm tra bằng thước đo

+ Cách làm: dùng thước kẹp đo thông số của các chi tiết và so sánh với thông số ban đầu nếu các chi tiết vượt mức dung sai cho phép thì thay thế

- Kiểm tra bằng bệ thử

+ Cách làm: Lắp bơm trên bệ thử và vận hành động cơ. Quan sát các thông số hiển thị trên màn hình và so sánh các chỉ số ghi trên bơm để đánh giá tình trạng hoạt động của bơm.

Chạy thử

- Quá trình chạy thử cực kỳ quan trọng và cần thiết để so sánh sau quá trình bảo dưỡng sửa chữa thay thế bơm có hoạt động bình thường và đúng thông số kỹ thuật cho phép hay không?

+ Nếu các thông số về dung sai, áp suất, nhiệt độ…nằm trong khoảng sai số cho phép thì mới lắp bơm lên máy công trình

+ Nếu các thông số về dung sai, áp suất, nhiệt độ…nằm trong khoảng sai số cho phép thì phải kiểm tra bảo dưỡng lại

Yêu cầu và cách lắp lên bệ thử:

- Vệ sinh sạch sẽ bơm trước khi lắp lên bệ thử

- Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết cần thiết, mặt bích, tuy-ô, móng, bu-lông, khớp nối…

- Chuẩn bị các dụng cụ lắp cờ-lê, mỏ-lết, kìm, ống công… - Gá mặt bích phù hợp với bơm lên bệ thử

- Dùng cẩu gá bơm cố định vào mặt bích - Gá trục bơm trục động cơ qua khớp nối

- Bắt chặt ống tuy-ô từ bơm vào bệ thử, tránh tình trạng lắp lỏng, và tránh để lọt khí

49 - Kiểm tra an toàn và tiến hành khởi động

- Để động cơ hoạt động ở mức chậm, kiểm tra xem bơm có chảy dầu không - Sau đó tăng ga tăng tốc độ vòng quay của bơm

- Tiến hành kiểm tra lưu lượng, áp suất, nhiệt độ dầu trong bơm có nằm trong khoảng cho phép của bơm hay không

- Đạt tải lên bơm kiểm tra xem bơm có tụt áp hay không

- Sau khi kiểm tra tiến hành xả dầu và bịt kín các cửa tránh bụi bẩn mạt sắt lọt vào trong bơm

Sau khi kiểm tra bơm trên bệ thử với thông số cho phép tiến hành lắp bơm lên lên máy công trình và tiến hành chạy thử máy công trình.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp mxd (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)