Vai trò thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong cải cách tư pháp (Trang 61 - 97)

2.2.2.1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự

Thực hiện tốt chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”:

Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ THQCT, đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra (kiểm sát điều tra). Việc thực hiện mỗi nhiệm vụ nói trên đặt ra những yêu cầu khác nhau nhưng có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau. Do đó, thực chất của việc “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” là tăng cường việc thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của VKSND được luật tố tụng hình sự quy định. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của VKSND trong giai đoạn điều tra. Mặt khác, cần thấy được trong thực tiễn hoạt động công tác THQCT và KSĐT của VKS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Làm tốt các hoạt động kiểm sát điều tra là nhằm bổ trợ, là điều kiện để bảo đảm tốt hơn cho hoạt động THQCT.

Theo yêu cầu của Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 và Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao, VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định ngay từ giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố; VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn khám nghiệm hiện trường, tử thi; kịp thời đề ra yêu cầu đối với Cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng

cứ nhằm đảm bảo việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc không khởi tố vụ án đúng quy định pháp luật. Chủ động, tăng cường phối hợp với CQĐT, các Kiểm sát viên đã tham gia cùng Điều tra viên trong các hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn xảy ra vi phạm, tội phạm. Công tác THQCT, kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện chặt chẽ và gắn chặt hơn với hoạt động điều tra, góp phần quan trọng chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn đầu tố tụng. Trong đó tập trung bám sát nội dung Chị thị của Viện trưởng VKSND tối cao, cụ thể như là:

(1). Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012, Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội của Quốc hội về “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm” và Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá nhiều năm liên tục để toàn ngành triển khai thực hiện hiệu lực, hiệu quả trong các giải pháp chống oan, sai; chống bỏ lọt tội phạm cũng như hoàn thành các chỉ tiêu trong các Nghị quyết của Quốc hội đã

đề ra. (2). Thực hiện hiệu quả công tác THQCT và kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết đối với toàn bộ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo đúng các quy định của BLTTHS và Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT- BCA -BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02/8/2013 về hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và Thông tư liên tịch

số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, ngày 29 tháng 12 năm 2017 về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người không phạm tội ngay từ đầu. Định kỳ, VKSND hai cấp đã phối hợp với CQĐT cùng cấp đánh giá tình hình tội phạm, kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và chủ động phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm; thường xuyên hoặc đột xuất kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát cấp dưới kịp thời báo cáo Viện kiểm sát cấp trên về những vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp hoặc có khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết kịp thời; đồng thời phân công Kiểm sát viên chuyên trách theo dõi, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trực 24/24 giờ trong ngày để kiểm sát việc khám nghiệm, xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp khi có vụ việc xảy ra.

(3). Chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi phát hiện tội phạm và trong suốt quá trình điều tra; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; phát hiện và yêu cầu CQĐT khắc phục những thiếu sót, vi phạm; đảm bảo việc xử lý vụ án có căn cứ, đúng pháp luật. Khi xem xét, phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT, nếu đủ căn cứ thì phê chuẩn ngay tạo thuận lợi cho việc điều tra vụ án; nếu chưa đủ căn cứ thì yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu, chứng cứ; nếu thấy không có căn cứ, trái pháp luật thì kiên quyết không phê chuẩn hoặc yêu cầu hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bắt, người bị khởi tố không nhận tội, tài liệu chứng cứ có mâu thuẫn hoặc chưa rõ, thì trước khi xem xét, phê chuẩn, Kiểm sát viên phải trực tiếp lấy lời khai người bị bắt, hỏi cung bị can để xem xét, đề xuất phê chuẩn có căn cứ, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp hoặc bỏ lọt tội

phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác cần có sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, không để bị can phạm tội mới, bỏ trốn hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng khác.

(4). Chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra bảo đảm có căn cứ, sát với nội dung vụ án. Kiểm sát viên phải nắm chắc tiến độ điều tra, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, yêu cầu Điều tra viên cung cấp ngay những tài liệu, chứng cứ mới thu thập được để xử lý vụ án kịp thời (kiên kiết thực hiện đảm bảo về cung cấp tài liệu, chứng cứ từ cơ quan CSĐT theo quy định tại Khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015); trường hợp có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa được khởi tố phải kiên quyết yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhằm chống bỏ lọt tội phạm. Trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát, phải kiểm tra nguyên nhân và có biện pháp phối hợp giải quyết.

Tùy tính chất, mức độ vụ việc để xem xét phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm, năng lực nhằm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các vụ án hình sự, các tin báo, tố giác về tội phạm xảy ra trên địa bàn. Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án phải lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu tài liệu, mở sổ nhật ký cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin, diễn biến quá trình điều tra, giải quyết vụ án. Ngoài việc đảm bảo các trình tự thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật cũng cần chú ý tuân thủ tuyệt đối các quy định trong Quy chế nghiệp vụ của Ngành và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.

(5). Trước khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu thật kỹ hồ sơ, xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được. Đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, bị can không nhận tội, Kiểm sát viên phải trực tiếp

hỏi cung tổng hợp làm rõ việc nhận tội hoặc không nhận tội của bị can để tiếp tục yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, không để kết thúc điều tra vụ án mới đề xuất trả hồ sơ điều tra bổ sung.

(6). Thận trọng nhưng phải kịp thời trong việc ban hành các quyết định xử lý vụ án hình sự; phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật; việc truy tố phải đúng người, đúng tội danh, đúng thời hạn luật định; việc ủy quyền công tố phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Viện kiểm sát có liên quan; kiểm sát chặt chẽ các trường hợp tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra để bảo đảm có căn cứ, đúng pháp luật, khắc phục việc lạm dụng khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự không đúng quy định của pháp luật; thường xuyên đôn đốc việc bắt truy nã để phục hồi điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự. Định kỳ và bất thường, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm tra các quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp dưới để kịp thời hủy bỏ các quyết định đình chỉ không có căn cứ và trái pháp luật, bảo đảm chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao, nếu để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm thì trước hết thủ trưởng đơn vị, Viện trưởng VKSND địa phương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng VKSND tối cao.

(7). Bảo đảm sự tham gia của người bào chữa và người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để người bào chữa nghiên cứu hồ sơ, có mặt trong giai đoạn điều tra vụ án; tôn trọng và xem xét đầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm việc điều tra, thu thập chứng cứ khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.

(8). Tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với CQĐT cùng cấp, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc yêu cầu kết thúc điều tra các vụ án hình sự trong thời hạn luật định, nhất là các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ, tham nhũng; kịp thời

phát hiện, chuyển khởi tố điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp; tích cực phối hợp cùng các ngành hữu quan làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, tổng kết thực tiễn, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất.

Trong 05 năm qua, VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm sát 4219 tin báo; giải quyết 4107 tin báo đúng thời hạn (còn lại đang giải quyết). Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh 100% các tố giác, tin báo về tội phạm đã thụ lý và yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện đầy đủ. VKSND hai cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tiến hành trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố 99 lượt tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Hạt kiểm lâm cùng cấp và Công an xã, phường, đã ban hành kết luận, kiến nghị yêu cầu khắc phục các vi phạm. Qua công tác kiểm sát, VKSND hai cấp không phê chuẩn bắt khẩn cấp 03 trường hợp; không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 03 trường hợp đảm bảo căn cứ đúng quy định; hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra 07 vụ. Ban hành 91 kiến nghị đối với CQĐT yêu cầu khắc phục các vi phạm, được CQĐT chấp nhận. Ngoài ra còn ban hành 30 kiến nghị phòng ngừa [22], [23], [24], [25], [26], [27].

Thực hiện Chỉ thị 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai, VKSND hai cấp luôn chú trọng nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc đánh giá chứng cứ để phê chuẩn các quyết định của CQĐT, đảm bảo việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc không khởi tố vụ án đúng quy định pháp luật. Các trường hợp đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, không khởi tố vụ án đều được kiểm sát chặt chẽ, nhất là các trường hợp ở cấp huyện đều được phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh thẩm định lại hồ sơ.

Qua công tác THQCT, KSĐT án hình sự, VKSND hai cấp yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố 109 vụ, CQĐT đã khởi tố 102 vụ theo yêu cầu của Viện kiểm sát; hủy bỏ quyết định khởi tố bị can 01 trường hợp; hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án 07 trường hợp; phê chuẩn quyết định bổ sung, thay đổi quyết định khởi tố 15 trường hợp. Viện kiểm sát khởi tố vụ án và yêu cầu CQĐT điều tra 01 vụ án; không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 11 trường hợp; không phê chuẩn lệnh tạm giam 01 trường hợp; hủy bỏ biện pháp tạm giam 05 trường hợp; yêu cầu CQĐT bắt tạm giam 05 trường hợp [19].

VKSND hai cấp đề ra yêu cầu điều tra 100% vụ án đã thụ lý và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đầy đủ. Đảm bảo thời hạn điều tra đúng theo quy định, không có trường hợp nào vi phạm thời hạn điều tra vụ án.

Qua công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự, VKSND hai cấp đã ban hành 45 kiến nghị đối với Cơ quan điều tra yêu cầu khắc phục vi phạm và 15 kiến nghị phòng ngừa tội phạm đối với các cơ quan liên quan [19].

Thực hiện tốt chủ trương “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa” theo tinh thần cải cách tư pháp, góp phần thực hiện hiệu quả nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”:

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015, VKSND hai cấp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng như: quán triệt thực hiện nghiêm quy tắc về ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa; tăng cường hướng dẫn cho Kiểm sát viên thực hiện tranh tụng tại phiên tòa; nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, phương án, tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa; tích cực tham gia xét hỏi, tranh tụng làm rõ nội dung vụ án. VKSND tỉnh tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả các phiên tòa rút kinh nghiệm; thường xuyên cử Tổ tư vấn phiên tòa rút kinh nghiệm án hình sự để theo dõi, hướng dẫn VKSND hai cấp. VKSND hai cấp đã chủ động phối hợp với Tòa án tổ chức

406 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó có 06 phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến đến Viện kiểm sát hai cấp.

Nhìn chung, trách nhiệm THQCT của Kiểm sát viên tại các phiên tòa được tăng cường, quan điểm giải quyết các vụ án bảo đảm khách quan, toàn diện, có căn cứ, đúng pháp luật; chất lượng tranh tụng tiếp tục được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu CCTP. Các mức án Toà tuyên đều phù hợp với đề nghị của Viện kiểm sát. Việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có trường hợp nào đình chỉ vì không cấu thành tội phạm hay tòa án xét xử tuyên không có tội, không có vụ án nào Kiểm sát viên phải rút quyết định truy tố; không có trường hợp Tòa án xử khác tội danh, điều khoản Viện kiểm sát truy tố.

Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành 63 kháng nghị phúc thẩm; ban hành 70 kiến nghị đối với Tòa án yêu cầu khắc phục các vi phạm về thời hạn giao bản án và về việc áp dụng pháp luật. Các kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát đều

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong cải cách tư pháp (Trang 61 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w