Một số quan điểm trọng tâm về bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong cải cách tư pháp (Trang 104 - 108)

kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong cải cách tư pháp

Xác định vai trò và tầm quan trọng của chiến lược CCTP trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xác định đúng đắn vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp nói chung và vai trò ngành KSND, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế trong chiến lược cải cách tư pháp hiện nay. Từ đó, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả Kế hoạch số 01- KH/TU ngày 22/12/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 50-KH/BCSĐ ngày 18/01/2021 của VKSND tối cao về triển khai thực hiện Kết luận 84-KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Mục tiêu của năm 2021 và những năm tiếp theo là việc tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung của Kết luận 84-KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị trong VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác

cải cách tư pháp của VKSND, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lược cải cách tư pháp trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đề ra giải pháp và xác định nhiệm vụ cụ thể, phân công cho các đơn vị triển khai thực hiện, có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thực hiện bảo đảm tiến độ. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức, người lao động VKSND hai cấp đối với việc thực hiện những nhiệm vụ cải cách tư pháp thuộc trách nhiệm của VKSND.

Việc triển khai thực hiện Kết luận 84-KL/TW, ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ trọng tâm trong CCTP phải gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân; đồng thời tập trung chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Các phòng trực thuộc VKSND tỉnh, VKSND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của các đạo luật về tư pháp đã có hiệu lực thi hành nhưng quá trình thực hiện có vướng mắc hoặc có cách hiểu khác nhau, như: BLHS, BLDS, BLTTHS, BLTTDS, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai thi hành các đạo luật liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của VKSND. Chú trọng sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản quy định chi tiết thi hành các đạo luật về tư pháp, các quy chế, chỉ thị công tác của ngành KSND. Tiếp tục xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức các hội nghị tập huấn, các lớp bồi dưỡng chuyên sâu nhằm thống nhất nhận thức, thực hiện đúng, đủ, hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của các đạo luật về

tư pháp; triển khai thực hiện các quy trình, kỹ năng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động để nâng cao chất lượng công tác của VKSND.

VKSND hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của VKSND trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của VKSND, Tòa án nhân dân, công tác thi hành án; các chỉ thị, yêu cầu công tác của Viện trưởng VKSND tối cao; tập trung chỉ đạo, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm được giao giai đoạn 2021 - 2026, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều tác động lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tư pháp.

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện đúng, đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND và của Kiểm sát viên theo quy định của BLTTHS năm 2015.

Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự; bảo đảm hoạt động tranh tụng có chất lượng và thuyết phục; tăng cường chủ động và phát hiện kịp thời, đầy đủ những vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định về hình sự; chủ động nâng cáo số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, nhất là kháng nghị phúc thẩm ngang cấp; tăng cường công tác kiến nghị, phòng ngừa vi phạm thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Tập trung các biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đặc biệt chú trọng việc

phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp; tích cực kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án, quyết định hoãn thi hành án hình sự; tăng cường, chủ động kiểm sát đột xuất các cơ sở giam giữ; kịp thời phát hiện vi phạm trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù để chuyển các thông tin có dấu hiệu tội phạm cho Cơ quan điều tra; nâng cao chất lượng kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm và kiến nghị phòng ngừa. Tập trung kiểm sát việc thi hành các quy định mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, thi hành án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành biện pháp tư pháp bảo đảm sự thống nhất khi áp dụng.

Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị thị của Viện trưởng VKSND tối cao về chỉ đạo nâng cao hiệu qủa công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu qủa công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả các kiến nghị, kháng nghị khi thực hiện công tác này; kịp thời kiến nghị đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác thi hành án hành chính; tăng cường kiểm sát các vụ, việc cưỡng chế, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án, chú trọng các vụ, việc thu hồi tài sản trong những vụ án kinh tế, tham nhũng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự - hành chính; thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong

kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa; tập trung phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định nhằm nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, nhất là kháng nghị phúc thẩm ngang cấp; tăng cường công tác kiến nghị, phòng ngừa vi phạm thông qua công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong cải cách tư pháp (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w