(1). Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về cải cách tư pháp:
Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, trọng tâm là: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII; Kết luận số 83 -KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW.
Xây dựng Chương trình trọng tâm về cải cách tư pháp của VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở Chương trình trọng tâm công tác Cải cách tư pháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Chương trình trọng tâm về cải cách tư pháp của ngành KSND. Đồng thời, tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách tư pháp để rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn tổ chức thực hiện.
(2). Thực hiện hiệu quả việc đóng góp ý kiến để xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp: Tiếp tục quán triệt để VKSND hai cấp triển khai
pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan; và các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, BLTTHD năm 2015, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015… Chú trọng những bất cập trong quy định của pháp luật đã được nêu lên ở phần hạn chế, khó khăn và nguyên nhân để tổng hợp báo cáo xây dựng đề án đề nghị sửa đổi bổ sung.
Thông qua thực tế thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác tại đơn vị, phát động để toàn thể công chức và người lao động của cả hai cấp nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015, Luật phòng, chống tham nhũng; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật thi hành án dân sự, Luật thi hành án hình sự, Luật đặc xá và các văn bản pháp luật có liên quan; Đặc biệt chú trọng tổng hợp những bất cập từ thực tiễn triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để góp ý đến VKSND tối cao nhằm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, quán triệt hướng dẫn thi hành các đạo luật về tư pháp; thông qua thực tế thực hiện các quy chế công tác, quy định nghiệp vụ của ngành, chủ động đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy chế công tác, quy định nghiệp vụ phù hợp với quy định chung của Ngành.
(3). Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và củng cố, kiện toàn bộ máy.
Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, nhận xét đánh giá, phân loại và đề bạt, bổ nhiệm theo hướng trẻ hoá nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới theo quy định của các bộ luật, luật.
Quán triệt cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo quản lý, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, tạo điều kiện để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập, chịu trách nhiệm về các hành vi và quyết định tố tụng của mình theo quy định của pháp luật.
(4). Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân:
Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự; bảo đảm mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự tuân thủ đúng pháp luật; không để bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trọng tâm là việc tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu nghiệp vụ trong các nghị quyết của Quốc hội đã đề ra, như: Nghị quyết số 37/2012/QH13, Nghị quyết số 63/2013/QH13, Nghị quyết số 96/2015/QH13, Nghị quyết số 111/2015/QH13 và Nghị quyết số 113/2015/QH13...; Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15- CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng và Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác phát hiện xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nâng cao chất lượng, hiệu qua công tác phát hiện, xử lý án tham nhũng thuộc trách nhiệm của Ngành; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT- VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng Viện
KSND tối cao về “tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”.