Nam chiếm tỷ lệ 80%, cao hơn so với nữ 20%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về ung thư lĩnh vực tai mũi họng điều thống nhất rằng nam luôn luôn cao hơn nữ [2], [26], [27], [14]. Phải chăng sự chênh lệch giữa nam và nữ này là do nam thường tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu…
Riêng ung thư vùng thanh quản là 9 BN chiếm 36% cao hơn so với các vùng khác, trong đó 8 BN là nam giới và 1 BN là nữ giới, kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng ung thư thanh quản gặp chủ yếu ở nam giới [2]. Ung thư amygdales cũng khá cao 7 BN chiếm 28%, tỷ lệ cao này có lẽ do amygdales nằm vùng di động ở họng miệng nên dễ phát hiện.
4.2.2.3. Tỷ lệ hạch cùng bên
Hạch được xác định bằng cách sờ khám các hạch vùng cổ bao gồm: Hạch dưới hàm, dưới cằm, hạch cảnh trên, hạch cảnh giữa, hạch trước tai, hạch thượng đòn, hạch sau cơ ức đòn chũm và được xác định có cùng bên với khối u hay không.
Qua bảng 3.11 số bệnh nhân có hạch cùng bên so với tổng khối u là 12 chiếm 48%, số bệnh nhân bị ung thư không sờ thấy hạch là 13 chiếm 52%.
Như vậy, số bệnh nhân bị ung thư có di căn hạch thấp hơn so với chưa di căn, điều này có thể do bệnh nhân đi khám bệnh sớm hơn, chứng tỏ ngày nay bệnh nhân cũng đã được nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ và do điều kiện sống cũng đã cải thiện hơn nhiều so với trước.
Kết quả trên cũng tương tự như kết quả nghiên cứu ung thư vòm của tác giả Đặng Thanh [16] có 34% hạch cổ cùng bên so với khối u.
4.2.2.4. Sự liên quan vị trí ung thư theo tuổi
Số BN bị ung thư thanh quản là 9 chiếm 36%, số bệnh nhân bị ung thư amygdales là 7 chiếm 28%, ung thư vùng mũi xoang là 4 chiếm 16%, số bệnh nhân bị ung thư hạ họng là 3 chiếm 12%, số bệnh nhân bị ung thư vòm là 1 chiếm 4%, số bệnh nhân bị ung thư tai là 1 chiếm 4%.
Như vậy, ung thư thanh quản và amygdales chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác.
Nhiều nghiên cứu cho rằng ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ cao nhất trong ung thư vùng tai mũi họng, tiếp sau đó mới đến ung thư thanh quản [16], [17]. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi thu được ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ khá cao 36%, trong khi đó ung thư vòm chỉ chiếm 4% có lẽ do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ, mặt khác ung thư thanh quản thường có triệu chứng khàn giọng hoặc nuốt vướng kéo dài hoặc là khạc ra máu, ảnh hưởng trong sinh hoạt, làm bệnh nhân lo lắng nên đến khám bệnh sớm và được phát hiện dễ qua khám lâm sàng và nội soi họng – thanh quản.
Số bệnh nhân có tuổi trên 40 là 22 bệnh nhân chiếm 88%, cao hơn nhiều so với lứa tuổi trẻ hơn. Ung thư liên quan với nhiều yếu tố, thói quen trong sinh hoạt (hút thuốc, uống rượu…), hoặc tiếp xúc với các hoá chất liên quan với ung thư [27].
KẾT LUẬN
Qua thời gian từ 05/2006 – 04/2007 có 60 BN bị u vùng Tai Mũi Họng đến khám và điều trị tại Phòng khám và điều trị Tai Mũi Họng Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế. Qua phân tích, đánh giá chúng tôi rút ra một số kết luận: