ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Về giới và địa dư

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện trường đại học y huế (Trang 27 - 28)

4.1.1. Về giới và địa dư

Qua bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét

Nam chiếm tỷ lệ 61,1% cao hơn nữ với tỷ lệ 38,4% tỷ suất nam/nữ là 1,59/1. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết quả này cũng phù hợp với nhiều y văn cho rằng bệnh lý u vùng tai mũi họng nói riêng và đầu mặt cổ nói chung ở nam nhiều hơn nữ [6][8]. Như vậy tỷ lệ giới tính của bệnh lý u vùng tai mũi họng, nhìn chung có sự thống nhất của nhiều tác giả là nam luôn luôn cao hơn nữ. Có sự chênh lệch này phải chăng do nam thường tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hơn như : hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc môi trường ô nhiễm…là những chất liên quan đến bệnh lý u mà đặc biệt là ung thư.

Tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn chiếm 71,6% cao hơn ở thành thị 28,4%. Số lượng bệnh nhân ở nông thôn cao hơn số lượng bệnh nhân ở thành thị có thể do đặc thù của nước ta người dân sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 80% dân số của cả nước, mặt khác người dân ở nông thôn có mức sống thấp hơn ở thành thị, điều kiện chăm sóc ít hơn do cơ sở y tế, điều kiện kinh tế, tình trạng bệnh lý mạn tính kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Do ảnh hưởng của nghề nghiệp và thói quen người dân nông thôn thường tiếp xúc với thuốc lá, uống rượu, hóa chất độc…là những yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến bệnh lý này [2].

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01, sự khác biệt này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn ở thanh thị [12].

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện trường đại học y huế (Trang 27 - 28)