Thời gian phát hiện triệu chứng trước khi vào viện

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện trường đại học y huế (Trang 29 - 31)

Thời gian phát hiện triệu chứng là khoảng thời gian từ khi có triệu chứng cho đến khi bệnh nhân đến khám bệnh.

Qua bảng 3.5 phần lớn bệnh nhân vào viện có thời gian mắc bệnh trong vòng 3 tháng, ở đây chúng tôi có 46 trường hợp chiếm tỷ lệ 76,6 %, sớm nhất là dưới 15 ngày chiếm 21,6% và muộn nhất là sau 2 năm chiếm 5%.

Đặng Thanh nghiên cứu về ung thư vòm họng có 70% được phát hiện bệnh trong 6 tháng đầu; Võ Quang Phúc và Dương Thanh Hồng nghiên cứu về ung thư cạnh họng có 48,7% phát hiện bệnh trong 6 tháng đầu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thời gian phát hiện bệnh chủ yếu trong 3 tháng đầu, sự phát hiện bệnh sớm hơn này có lẽ do người dân ngày nay có ý thức chăm sóc sức khỏe hơn, khả năng tiếp cận cơ sở y tế dễ dàng hơn, mặt khác tại Phòng khám chiếm phần lớn là bệnh nhân có bảo hiểm y tế mà chủ yếu là học sinh - sinh viên là tầng lớp trí thức nên khi bị bệnh cũng thường đi khám sớm hơn. Việc phát hiện sớm bệnh lý u cũng là dấu hiệu tốt cho thấy

người dân quan tâm đến vấn đề sức khỏe của họ và kiến thức của người dân cũng đã được nâng cao hơn.

4.2.1.2. Lý do vào viện

Qua bảng 3.6 cho thấy nhiều lý do khiến Bệnh nhân vào viện, trong đó 81,6% bệnh nhân vào viện do đau vùng TMH, 43,3% do khàn giọng, 30% do đau đầu, cao hơn so với nhiều lý do khác. Cũng có những bệnh nhân vào viện với nhiều lý do.

Các lý do này bao gồm: Chảy máu, mũ tai, khối u vùng tai, đau tai gặp trong bệnh lý u của tai; chảy máu mũi, ngạt mũi, khịt ra máu, đau đầu hay gặp trong bệnh lý u vùng mũi xoang; đau đầu, ù tai, liệt dây thần kinh sọ hay gặp trong bệnh lý u vòm; ngạt mũi, nuốt đau, nuốt vướng hay gặp trong u hạ họng; khàn giọng trong u thanh quản; loét, sùi họng, nuốt vướng hay gặp trong u amydale.

Đặc điểm của bệnh nhân là khi có triệu chứng thường tự mua thuốc uống cho đến khi triệu chứng nặng hơn và kéo dài mới vào viện khám bệnh.

4.2.1.3. Phân loại vị trí u vùng tai mũi họng

Qua bảng 3.7 ta thấy u thanh quản có 25 BN chiếm 41,6%, u vùng mũi – xoang có 15 BN chiếm 25%, u vùng amydale – màng hầu có 7 BN chiếm 11,7%, u vùng tai có 6 BN chiếm 10%, u vòm họng có 1 BN chiếm 1,7%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khối u vùng thanh quản chiếm tỷ lệ khá cao 41,6%, phải chăng tỷ lệ cao này là do trong số khối u vùng thanh quản đó phần lớn là khối u lành tính [3], do triệu chứng của khối u vùng thanh quản phong phú, dễ phát hiện qua thăm khám hơn như khàn giọng kéo dài, khám phát hiện có thể đơn giản bằng gương.

Khối u vùng mũi xoang chiếm tỷ lệ cũng khá cao 25%, sau u vùng thanh quản, trong những khối u này chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn là polyp ở bệnh nhân có vẹo vách ngăn và viêm đa xoang mãn tính.

Đặc biệt trong bệnh lý u vùng này có một trường hợp đặc biệt là phát hiện được một trường hợp u vùng mũi xoang khá to có xâm lấn vào nền sọ ở một bệnh nhân có tuổi đời khá trẻ là 31 tuổi, bệnh nhân này được phẫu thuật tại bệnh viện trường, sau đó được làm giải phẫu bệnh khối u xác định là carcinoma. Một trường hợp nữa là một em bé 10 tuổi bị ung thư vùng xương đá xâm lấn vào hòm nhĩ và ống tai ngoài, bệnh nhân này được chuyển sang điều trị bằng tia gamma.

Một phần của tài liệu nhận xét tình hình bệnh lý u vùng tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viện trường đại học y huế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w