Phương án 2

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế THIẾT kế hệ THỐNG XLNT CÔNG NGHỆ sử DỤNG bể MBBR CÔNG TY BIA CÔNG SUẤT 15 TRIỆU LÍTNĂM (Trang 44 - 46)

a. Cơ sở lý thuyết của quá trình sinh học yếm khí

4.1.3.2.Phương án 2

4.1. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

4.1.3.2.Phương án 2

Chú thích:

Đường nước: Đường hóa chất - khí: Đường bùn tuần hoàn: Đường bùn thải:

b. Thuyết minh công nghệ.

Song chắn rác thường được đặt ở cửa vào kênh dẫn. Làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô có trong nước thải. Sau đó nước thải được dẫn đến bể gom rồi được bơm lên bể điều hòa, bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải tạo điều kiện cho các công trình đơn vị phía sau hoạt động ổn định. Bể điều hòa được sục khí nhằm tạo nên sự xáo trộn cần thiết để ngăn cản lắng và phát sinh mùi hôi. Sau đó nước thải được bơm sang bể lắng 1 (lắng đứng), tại bể lắng 1 hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD sẽ được xử lý đáng kể. Nước thải sẽ được lưu lại trong bể một thời gian nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý sinh học cho các công trình sau.

Tại bể MBBR, chất hữu cơ trong nước thải bị ôxy hóa bởi các vi sinh vật có trong nước thải và các vi sinh vật bám dính trên đệm sinh học lơ lửng trong nước thải. Ban đầu, loại đệm này nhẹ hơn nước nên chúng sẽ lơ lửng trên mặt nước nhưng khi có màng bám vi sinh vật xuất hiện trên bề mặt, khối lượng riêng của đệm

sẽ tăng lên và trở nên nặng hơn nước và sẽ chìm xuống dưới. Tuy nhiên, nhờ có chuyển động thủy lực của nước trong bể được cấp bởi hệ thống sục khí, các đệm này sẽ chuyển động liên tục trong nước thải. Các chất hữu cơ cũng bám vào các khe nhỏ của đệm. Các vi sinh vật bám dính trên các đệm sẽ sử dụng chất hữu cơ để tạo thành sinh khối vi sinh vật, trong quá trình này các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý. Trước khi qua bể lắngII (lắng đứng), hỗn hợp trong bể MBBR được chảy qua một tấm lưới chắn trong bể để ngăn các hạt nhựa lại. Dòng nước được tách sinh khối và lắng bùn tại bể lắng đợt II (lắng đứng). Nước trong sẽ chảy sang bể khử trùng đuợc hoà trộn chung với dung dịch chlorine nhằm diệt các vi khuẩn. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B và được xả ra nguồn tiếp nhận gần đó. Bùn bể lắng đợt 2 sẽ được bơm qua bể nén bùn sau đó được đưa vào máy ép bùn, bùn khô sẽ được đưa đi chôn lấp hoặc tận dụng.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế THIẾT kế hệ THỐNG XLNT CÔNG NGHỆ sử DỤNG bể MBBR CÔNG TY BIA CÔNG SUẤT 15 TRIỆU LÍTNĂM (Trang 44 - 46)