d. Định hướng phát triển nền công nghiệp bia Việt Nam đến năm 2020
2.1.3.2. Chât thải rắn công nghiệp
Bảng 2.3. Thành phần và định mức CTR của công nghiệp sản xuất bia.
Loại chất thải Lượng trung bình (kg/hl bia)
Bã malt và hoa houblon 18,86
Men thừa 2,64 Cặn nóng 1,42 Cặn nguội 0,22 Cặn khoáng 0,62 Bụi malt 0,12 21
Nhãn/ giấy 0,29
Các chất bao gói 0,04
* Bã malt và hoa houblon:
Cứ 100 kg malt nghiền nhỏ có thể tạo ra 110 – 130 kg bã malt đại mạch có độ ẩm 70 – 80% hay khoảng 20 kg/100 lít bia thành phẩm. Vì vậy có thể ước lượng, hàng năm có khoảng 200 tấn bã malt ẩm tương ứng với lượng bia thành phẩm là 1 triệu lít.
Bã malt với nhiều thành phần dinh dưỡng nên thường được dùng làm thức ăn gia súc. Để tăng khả năng bảo quản thành phần sản phẩm phụ này và hạn chế chi phí cho vận chuyển, người ta có thể sấy bã malt thành dạng khô.
Khác so với bã malt, bã hoa houblon sau quá trình đun sôi thường được loại bỏ, hiếm khi người ta thu hồi bã hoa để tái sử dụng vào bất kì mục đích gì. Vì thế, hầu hết trong các nhà máy bia, người ta thường nghiền nhỏ hoa hoặc sử dụng các chế phẩm hoa cao và hoa viên để giảm nhân công cho công đoạn lọc bã hoa sau quá trình đun hoa. Sau đun hoa, bã hoa sẽ được tách ra trong thiết bị lắng xoáy. Bao bì chứa các chế phẩm hoa như lon thiếc hoặc giấy thiếc được gom tập trung để xử lý.
* Cặn nóng:
Cặn nóng hình thành được tách ra ở thiết bị lắng xoáy, đôi khi được tách ra ở các thiết bị phân tách đặc biệt hoặc ở thùng lắng. Nói chung trong cặn tách ra vẫn còn chứa một phần dịch đường cần được thu hồi lại. Vì thế, ở nhiều nhà máy, người ta đã sử dụng dịch chứa cặn này để làm nước rửa bã nhằm tận thu lượng chất chiết trong dịch đường này, đồng thời làm giàu protein trong bã malt. Tuy nhiên, công đoạn này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dịch đường và để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của bia, người ta thường không tận dụng lượng dịch đường còn lại trong bã.
* Nấm men thừa:
Một số lượng lớn nấm men giống sau khi sử dụng còn thừa lại, nếu không được xử lý có thể sẽ dẫn tới sự thối rữa và gây ô nhiễm môi trường.
Thông thường, từ 1 triệu lít bia một năm có thể tạo ra 15 – 18 tấn bã men cần được xử lý. Giải pháp tốt nhất là tận dụng nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và protein này để làm thức ăn gia súc. Bã men phải được sấy khô nhanh chóng để bảo quản, đồng thời giảm những tác động của chúng đối với hệ vi sinh và hệ thống tiêu hóa của gia súc. Một hướng khác có thể được quan tâm đó là sử dụng nấm men trong ngành dược phẩm.
* Bã chất trợ lọc:
Từ 100 lít bia sau lọc thường tạo ra 500g bùn trợ lọc. Nếu tính cho 1 triệu lít bia trong một năm, sẽ có 5 tấn bùn trợ lọc.
So với cách xử lý xả thẳng vào hệ thống nước thải như nhiều nhà máy bia hiện nay vẫn đang sử dụng, biện pháp xử lý lại bột trợ lọc đòi hỏi tốn nhiều nhân công và chi phí. Trong đó, bột trợ lọc có thể được gia nhiệt trở lại và thay thế cho 50% lượng bột mới sử dụng để lọc bia.
Nhiều nhà máy bia chỉ xử lý bằng cách đổ bùn trợ lọc thành đống lớn. Nước trong bùn sẽ thoát ra và hạn chế sự dàn trải của bùn trợ lọc trên mặt đất. Chất trợ lọc trong các bể lắng hoặc trong các đường ống lâu ngày sẽ bám cứng và rất khó loại bỏ.
Một số giải pháp xử lý hiện nay là ép bùn trợ lọc sao cho giảm lượng nước xuống dưới 50% bằng máy sấy dạng băng và máy ép lọc. Sản phẩm khô sau quá trình này có thể sử dụng làm phân bón nông nghiệp vì có thành phần nấm men bám theo.
Hiện nay, người ta cũng có thể sử dụng bột trợ lọc thải để dùng trong công nghiệp xây dựng như sản xuất gạch, xi măng.
* Nhãn mác:
Với hệ thống rửa chai công suất 1 triệu lít bia trên năm, có thể thải ra 1,5 tấn nhãn chai. Số lượng này có thể tăng lên phụ thuộc loại nhãn và số nhãn sử dụng trên chai.
Nhãn loại ra từ máy rửa chai được tách ra và được ép để thu hồi lượng kiềm dính trên nhãn.
Việc loại bỏ nhãn đòi hỏi tốn nhiều năng lượng để tuần hoàn kiềm trong máy rửa chai đồng thời chỉ thu được bột nhão giấy khó thu hồi và tái sử dụng. Vì thế, nhãn này chủ yếu được chất thành đống.
* Chai vỡ:
Lượng chai vỡ trong nhà máy phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của thủy tinh. Có thể giả định rằng với thủy tinh chất lượng trung bình, hàng năm có khoảng 3,5 tấn vụn thủy tinh từ các bao bì thu hồi lại được tạo ra tương ứng với công suất 1 triệu lít.
Những chai bia vỡ được tập trung vào các khu chứa và được gửi trả lại nhà máy thủy tinh để tái chế.
* Lon bia:
Lon bia rỗng, do vỏ mỏng nên dễ bị hư hỏng. Người ta đã ước lượng có khoảng 3 – 4% lon bia không thể sử dụng để chiết và bị loại ra. Các lon được ép và gửi lại nhà sản xuất để tái chế.