Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40)

3.4.2.1. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng chó được đưa đến khám, chữa tại bệnh

Để chăm sóc và nuôi dưỡng chó được đưa đến khám, chữa tại bệnh xá thật tốt, hàng ngày em quan sát tình hình sức khỏe của chó, dựa vào đó lựa chọn thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe như: cháo, sữa, thịt, gan, …

3.4.2.2. Phương pháp đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y cộng đồng trường Đại học Nông Lâm

Để đánh giá tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá, em tiến hành ghi chép số liệu hàng ngày vào nhật ký thực tập. Căn cứ vào số liệu ghi chép này, sẽ tính toán các chỉ tiêu theo dõi ở mục 3.4.1.

3.4.2.3. Phương pháp theo dõi kết quả tiêm phòng cho chó tại bệnh xá

Hàng ngày tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc xin, số chó tiêm phòng vắc xin 7 bệnh, vắc xin 5 bệnh và vắc xin dại, mức độ an toàn của chó sau khi tiêm phòng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng

●Nhìn - quan sát: Quan sát xem biểu hiện bên ngoài của con vật có khác thường không. Quan sát về lông, thể trạng, niêm mạc mắt mũi miệng,…

● Nghe: Dùng ống nghe để nghe các cơ quan, bộ phận của chó để biết về trạng thái hoạt động. Áp dụng với các bệnh về phổi, tim.

●Siêu âm: Dùng máy siêu âm để chẩn đoán về các vật có trong cơ thể, siêu âm gan, thận, thai của chó.

● Chụp X - quang: Áp dụng đối với những con bị gãy xương, có dị vật bên trong cơ thể, xem hình ảnh của dị vật.

● Sử dụng các phương pháp chẩn đoán như: xét nghiệm máu, soi phân, kiểm tra thịt đối với các bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 với các tham số như sau:

● Tỷ lệ mắc bệnh: ∑ số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số con điều trị ● Tỷ lệ khỏi bệnh: Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ● Tỷ lệ tiêm vắc xin: Tỷ lệ tiêm vắc xin (%) =

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y

Trong thời gian thực tập tại Bệnh xá Thú y em đã thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho chó đến khám, chữa bệnh tại bệnh xá như sau: hàng ngày vào buổi sáng em tiến hành dọn dẹp vệ sinh chung, bao gồm quét dọn và lau sạch các phòng điều trị, phòng tắm trải, phòng mổ, phòng khách, phòng họp. Sau đó dọn dẹp các khay và chuồng nuôi nhốt chó bằng cách dùng nước xịt rửa sạch,

phòng lau bàn điều trị, bàn tiếp khách, sau đó dùng cồn 70° để diệt khuẩn tránh các bệnh truyền nhiễm. Dọn dẹp rác thải y tế (xi lanh, dây chuyền, kim truyền, kim tiêm, vỏ thuốc, bông, cồn...), rác thải sinh hoạt và chất thải, dịch tiết của chó trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh. Định kỳ tổng vệ sinh, quét trần loại bỏ mạng nhện, lau tủ đựng đồ, lau cửa kính, phun sát trùng để hạn chế tối đa việc mầm bệnh có thể cư trú tại bệnh xá.

Ngoài ra, tại bệnh xá còn có các dịch vụ làm đẹp chó chó như: cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy,....

Bảng 4.1. Kết quả chăm sóc và một số công việc khác tại phòng khám thú y

Công việc

Cắt tỉa lông, tắm chải sấy Vắt tuyến hôi

Cắt móng, vệ sinh rửa tai Nhổ lông tai (Poodle) Bấm đuôi

Cho chó mèo ăn Cắt tai

Triệt sản

Qua bảng 4.1. cho thấy, tại Bệnh xá Thú y các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp, vì vậy để tránh lây nhiễm bệnh của chó khám bệnh, bệnh xá đã bố trí các khu riêng rẽ để nuôi nhốt riêng, kết hợp với vệ sinh khử trùng hàng ngày. Như vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây. Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như làm đẹp cho chó, tỷ lệ an toàn trong quá trình thực hiện là 100%.

4.2. Tình hình chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y

Trong quá trình thực tập tại bệnh xá Thú y em đã tiến hành theo dõi tình hình khám chữa bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y. Kết quả tổng hợp tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y từ tháng 12/2020 đến 02/06/2021 được trình bày qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y (tháng 12/2020 - tháng 06/2021) Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 06/2021

Từ kết quả này có thể đánh giá, bệnh xá thú y cộng đồng đang đi vào hoạt động khá hiệu quả, thể hiện ở số lượt chó được người nuôi mang đến bệnh xá để thăm khám

và điều trị. Từ số lượng chó đưa đến khám tại bệnh xá cũng có thể thấy được nhu cầu nuôi chó của người dân ngày càng cao, khi đời sống được nâng cao, con người lại tìm đến những món ăn tinh thần, trong đó xu hướng nuôi thú cưng đang được phát triển ở Thái Nguyên. Trong tổng số 374 chó được đưa đến khám chữa bệnh tại bệnh xá bao gồm các giống chó nội được ưa chuộng như Bắc Kinh lai Nhật, Poodle, Alaska, Phốc hươu, Becgie... trong khi đó số lượng chó nội chiếm không nhiều, số chó nội được đưa đến khám tại bệnh xá cũng chủ yếu là những giống chó quý, nổi tiếng của Việt Nam, một trong những giống chó đó là chó Bắc Hà, giống chó nổi tiếng trên cả thế giới được biết đến là 1 trong “Tứ đại danh khuyển” của Việt Nam.

Người dân đã rất chú trọng tới việc khi vật nuôi ốm, đặc biệt là các con chó trong nhà, khi ốm người dân đã biết tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ sự giúp đỡ, tư vấn về mặt kỹ thuật cũng như cách chăm sóc cho thú cưng.

Quá trình thực tập tại bệnh xá em thấy, mặc dù mới đi vào hoạt động (từ tháng 4 năm 2016) nhưng bệnh xá hoạt động rất bài bản, tất cả bệnh súc đến khám chữa bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể. Chủ bệnh súc rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm việc tại bệnh xá. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá đã tạo được thương hiệu và uy tín đối với bà con quanh vùng.

4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm

Để đánh giá số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y, và cũng để có số liệu đánh giá ý thức của người dân trong việc nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin cho chó. Hàng ngày, em theo dõi số lượng chó đến tiêm phòng dịch vụ và ghi chép số liệu vào nhật ký theo dõi. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá Thú y Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 06//2021 Tổng số

Kết quả bảng 4.3. cho thấy, chó được đưa đến bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin là vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh Carre virus, bệnh viêm ruột do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh do xoắn khuẩn Leptospira và bệnh viêm ruột do Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 65 con. Trong đó, số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là cao nhất (37/65 con), tiếp đến vắc xin 5 bệnh (17/65) và thấp nhất là vắc xin dại (11/65 con).

Theo quy định của luật thú y (2016) “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật. Phạm Ngọc Quế (2002) [26], cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tạibệnh xá bệnh xá

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh phổ biến nhất đối với loài chó. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mĩ của con chó mà còn có thể lây lan sang người tiếp xúc với chó khiến họ bị nhiễm bệnh. Bệnh ngoài da ở chó là loại bệnh rất phức tạp và khó điều trị. Bệnh tuy không nguy hiểm hay có tính chất tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng bệnh về da ở chó để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới ngoại hình, tác động đến đời sống con vật và môi trường sống của con người.

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá Thú y em đã tiến hành theo dõi số lượng chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám. Kết quả tổng hợp tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó được đưa đến Bệnh xá khám từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021 được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá Thú y Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 06/2021

Kết quả bảng 4.4 cho thấy từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021 bệnh xá đã tiếp nhận theo dõi và điều trị cho 48 con chó bị mắc các bệnh ngoài da. Trong đó có 21 con chó bị mắc bệnh nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,75%), 15 con chó bị mắc bệnh viêm da dị ứng chiếm 31,25% trong tổng số con mắc bệnh và 12 chó mắc bệnh ghẻ (DemodexSarcoptes gây ra)

Nguyên nhân gây ra các bệnh về da ở chó có thể kể đến bao gồm:

Nấm Microsporum canis gây ra bệnh nấm, vẩy nến ở chó. Loại nấm này phát triển trên mô da thường ở vùng đầu, tai và các bàn chân.

Bệnh viêm da ở chó là do nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus... những vi khuẩn này thường nằm sâu trong da, hút chất dinh dưỡng khiến chó ngứa ngáy khó chịu. Bệnh viêm da ở chó thường có biểu hiện như sau: xuất hiện tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn, chó có triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều, cào cấu, cắn và gây tổn thương các vùng này. Chó bị rụng lông, lở loét các vùng viêm da, xuất hiện mụn mủ.

Bệnh ghẻ ở chó là một căn bệnh trên da do ký sinh trùng gây nên. Các ký sinh trùng này gây tổn thương trực tiếp trên cơ thể của thú cưng. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong. Một số biến chứng có thể để lại nặng nề như nhiễm trùng da có mủ, rụng lông toàn thân, viêm gan và bốc mùi hôi tanh. Khi chó bị ghẻ thường có dấu hiệu gãi liên tục và kéo dài. Chúng thường xuyên dùng chân sau gãi lên cơ thể. Trên da có nhiều nốt mẩn đỏ, vảy gàu và dày lên. Vì cún con gãi quá nhiều nên da thường xuyên bị chảy máu. Những mảng lông bị rụng hết. Một số vị trí trên cơ thể hay bị ghẻ có thể kể tới như mắt, lưng, nách…

Các bệnh ngoài da ở chó thường xuất phát từ các yếu tố như môi trường sống và chế độ ăn uống. Để phòng tránh bệnh ngoài da ở chó, chủ nuôi chó nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của thú cưng, thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng dành cho chó và định kỳ diệt ve, bọ chét cho chó.

Chính vì vậy, để bảo vệ thú cưng và chính bản thân mình, chủ nuôi chó nên tìm hiểu về những bệnh ngoài da để sớm phát hiện và mang chó đến cơ sở Thú y gần nhất, có cách chữa bệnh về da cho chó.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó đến khám tại bệnh xá Thú y

Sau khi được chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm, em đã sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da cho 48 con chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y

Ghẻ Demodex Bravecto Ghẻ Advocate Sarcoptes Nấm Viêm da dị ứng

Bảng 4.5 cho thấy trong 7 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex, chúng thường có triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của bệnh xá uống 1 viên Bravecto theo cân nặng của chó, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn 100% và mọc lông trở lại sau 1 tháng. Kết quả theo dõi của chúng em phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Hồng Phúc và Nguyễn Văn Lương (2018) [21], dùng thuốc Bravecto điều trị cho chó mắc bệnh Demodex, kết quả 100% chó khỏi sau điều trị.

Trong 5 con chó mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes với triệu chứng là ngứa rụng lông, đóng vảy có mùi hôi, sau khi điều trị theo phác đồ của bệnh xá 1 liều nhỏ gáy tuỳ theo số cân nặng của chó, sau liệu trình 1 ngày cả 5 con được điều trị đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Trong 21 con mắc bệnh nấm với triệu chứng rụng lông, ngứa sau khi điều trị theo phác đồ uống thuốc bao gồm kháng sinh (Cephalexin) kháng viêm (Prednisolon) và kháng nấm (Ketoconazol), sau 9 - 10 ngày tùy theo cân nặng của từng con chó, cả 21 con chó được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy phác đồ điều trị bệnh ngoài da ở Bệnh xá Thú y rất tốt, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Bệnh viêm da nhiễm khuẩn là một bệnh khá phổ biến, dễ tái phát nên cần chăm sóc vệ sinh tốt để tránh tái phát trở lại.

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữabệnh tại bệnh xá Thú y bệnh tại bệnh xá Thú y

4.5.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021 được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 06/2021 Tổng số

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong tổng số 201 con chó mắc bệnh có 74 ca bệnh rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (36,82%) sau đó là 67 ca bệnh viêm ruột do Parvovirus (33,33%). Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó Virus parvo là một bệnh

virus có khả năng gây tử vong thường ảnh hưởng đến chó con hoặc chó trưởng thành chưa được tiêm phòng. Bản thân vi rút có khả năng kháng một số chất khử trùng thông thường và có thể tồn tại trong vài tháng hoặc có thể vài năm ở những khu vực bị ô nhiễm hoặc Nhiễm giun sán: đây là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất của chó, nguồn lây nhiễm rất phong phú trong môi trường sống, đặc biệt ở chó càng dễ lây nhiễm vì chúng rất hiếu động, liên tục mày mò, bới móc các khu vực nguy cơ cao về giun sán. Có các triệu chứng như dạng phân lỏng, nhiều lợn cợn, tạp chất, chất nhầy, máu. Ở trường hợp bị giun thì có thấy trứng giun; chó tự nhiên ỉu xìu, bỏ ăn hoặc ăn kém, có biểu hiện đau bụng, khó ở, thích chui vào nằm một góc, bụng chướng, lưỡi lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w