Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55 - 57)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh

4.5.1. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa là một trong những bệnh nguy hiểm ở chó, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết. Kết quả tổng hợp số lượng tình hình mắc bệnh đường tiêu hoá ở chó đến khám từ tháng 12/2020 đến tháng 06/2021 được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh đường tiêu hóa ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 06/2021 Tổng số

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong tổng số 201 con chó mắc bệnh có 74 ca bệnh rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (36,82%) sau đó là 67 ca bệnh viêm ruột do Parvovirus (33,33%). Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó Virus parvo là một bệnh

virus có khả năng gây tử vong thường ảnh hưởng đến chó con hoặc chó trưởng thành chưa được tiêm phòng. Bản thân vi rút có khả năng kháng một số chất khử trùng thông thường và có thể tồn tại trong vài tháng hoặc có thể vài năm ở những khu vực bị ô nhiễm hoặc Nhiễm giun sán: đây là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất của chó, nguồn lây nhiễm rất phong phú trong môi trường sống, đặc biệt ở chó càng dễ lây nhiễm vì chúng rất hiếu động, liên tục mày mò, bới móc các khu vực nguy cơ cao về giun sán. Có các triệu chứng như dạng phân lỏng, nhiều lợn cợn, tạp chất, chất nhầy, máu. Ở trường hợp bị giun thì có thấy trứng giun; chó tự nhiên ỉu xìu, bỏ ăn hoặc ăn kém, có biểu hiện đau bụng, khó ở, thích chui vào nằm một góc, bụng chướng, lưỡi lợn cợn vàng; chó đi tiêu nhiều lần hoặc mấy ngày không thấy đi tiêu.

Qua theo dõi ở các tháng em thấy, các tháng trong năm chó đều có thể nhiễm bệnh đường tiêu hóa tuy nhiên chó nhiễm bệnh cao nhất thường vào tháng 4, tháng 5 vì đây là thời điểm có độ ẩm cao, nắng mưa thất thường do vậy chó rất dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa nói chung,. Vì vậy ở thời điểm này chủ nuôi chó cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó để phòng tránh chó nhiễm bệnh. Đại đa số các chó bị mắc bệnh đến khám chữa bệnh đường tiêu hóa đều chưa được tiêm phòng vắc xin, vì vậy quá trình nuôi dưỡng chủ chó nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho chó để giảm thiểu tình hình nhiễm bệnh trên chó. Thông thường chó bị bệnh đường tiêu hóa là do thức ăn thừa: nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà) hoặc cho ăn quá nhiều. Ngoài ra cũng có thể do virus gây ra: Carre (Distemper), Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis),…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w