Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh (Trang 30 - 33)

Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [14], thì bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [8], cho biết: Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như; bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [15]).

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung (Đặng Thanh Tùng, 2011) [30].

Hội chứng MMA là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như:

E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA. Và cũng đưa ra những lý do mắc bệnh sản ở nái là do 2 nguyên nhân:

+ Điều kiện nuôi dưỡng: Do khẩu phần thức ăn không cân đối (quá thiếu hoặc quá thừa), không đáp ứng theo nhu cầu phát triển của gia súc theo từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn hậu bị làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý sinh sản của heo nái.

Có rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp phòng và trị bệnh cho vật nuôi có hiệu quả.

- Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25 mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1 % thụt rửa tử cung cho kết quả điều trị cao.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [15], có thể điều trị bệnh viêm tử cung theo phác đồ:

+ Tiêm oxytocin 20 - 40 UI/con/ngày để dạ con co bóp tống thải các chất ứ bẩn, dịch viêm ra ngoài.

+ Thụt rửa tử cung âm đạo bằng Han Iodine 0,1%: 75 ml pha với 4 lít nước đun sôi để nguội.

+ Hoặc có thể dùng dung dịch Lugol 1% thụt rửa nhiều lần cho sạch. Sau khi thụt rửa đặt một viên Hanmolin V.T.C vào tử cung.

Ngoài ra, nên dùng Han Prost tiêm 0,7 ml/nái. Tiêm 4 giờ sau đẻ để gây co bóp mạnh ống sinh dục tống sạch nhau và đẩy dịch ứ trong tử cung ra ngoài, đồng thời tăng tiết Prolactin để kích thích tiết sữa, tăng sản lượng sữa.

Dùng thuốc bổ kết hợp với các kháng sinh khác, vitamin ADE, B. complex Theo Trần Minh Châu (1996) [3], điều trị viêm vú, viêm tử cung và cạn sữa bằng oxytocin và kháng sinh ampicillin 25 mg/kg TT/ngày hoặc tetracyclin 30 - 50 mg/kg TT/ngày cho kết quả điều trị tốt.

- Theo Nguyễn Hùng Nguyệt (2007) [20], cho biết, điều trị viêm vú bằng phương pháp châm cứu cho kết quả tốt.

Bằng châm cứu

+ Đơn huyệt: Bách hội, dương minh, vĩ căn, hội âm, túc tam lý, hải môn, khai phong.

+ Châm theo phương pháp tả, thời gian điều trị 7 - 10 ngày liên tục, nghỉ 2 - 3 ngày sau đó điều trị tiếp.

+ Đơn huyệt: Bách hội, dương minh, hội âm, túc tam lý, khai phong + Đơn thuốc: Vitamin B1 2,5%: 20 ml

caffeine natri benzoat 20%: 10 - 20 ml covocain 0,5: 10 - 30 ml

natri Clorua 0,9%: 20 - 3 ml

Thủy châm vào các huyệt ngày một lần, điều trị 5 - 7 ngày liên tục, nghỉ 2 - 3 ngày sau đó điều trị tiếp.

Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2004) [17], chườm đá lạnh vào bầu vú viêm. Tiêm thuốc chống viêm như prednisolon, hydrocortisone.

Dùng novocain tiêm ven tai, tiêm chỗ giáp nhau giữa hai bầu vú và phần sườn của lợn, tiêm nhắc lại sau một ngày.

Dùng kháng sinh streptomycin, penicillin, ampicillin, lincomycin… liều đạt trên 200.000-500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [11], trước khi đẻ lau vú, xoa vú, tắm cho nái. Cho con bú mẹ sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Tiêm kháng sinh 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú, tiêm liên tục trong 3 ngày.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [21], dùng PGF2 với liều 25 mg tiêm dưới da lần sau đó thụt rửa dung dịch Lugol 200ml vào tử cung lợn, với phác đồ điều trị này số con khỏi là 100%.

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [6], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái, cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ. Chườm nước đá vào bầu vú viêm tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm, tiêm trong 3 ngày liên tục.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh (Trang 30 - 33)