Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh (Trang 33)

Theo Smith và cs (1995) [36], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: Đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, Dung dịch KMnO4 1% 40 ml + VTM C.

Theo Smith và cs (1995) [36], từ các mẫu sữa, dịch âm đạo và sữa của nái mắc hội chứng M.M.A đã phân lập và công bố các loại vi sinh vật sau đây gây nhiễm trùng tử cung và vú, gây nên hội chứng M.M.A: E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Klebsiella aerogenes, Pseudomonas spp.

Theo Branstad và cs (1987) [32], cũng ghi nhận các loại vi sinh vật trên đây gây hội chứng M.M.A. Theo Takagi và cs (1997) [37], đã phân lập được 30 dòng vi khuẩn E.coli gây hội chứng MMA và cho biết các vi khuẩn này không thuộc nhóm sản xuất Enterotoxin chịu nhiệt.

Việc chẩn đoán hội chứng M.M.A thường được căn cứ theo triệu chứng lâm sàng như đã mô tả. Trong đó triệu chứng sốt sau khi sinh được coi là dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện sớm khi viêm tử cung. Một phương pháp chẩn đoán sớm thể viêm vú được Gardner và cs (1990) [33], đề nghị là phân tích các chỉ tiêu lactose, protein và ion Na+ trong sữa. Nái viêm vú thường có hàm lượng lactose trong sữa tăng lên, protein và Na+ giảm xuống.

Các nghiên cứu của Taylor D.J. (1995) [38], về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thùy vú bệnh sâu 8 - 10 cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này liều từ 400.000 - 600.000 UI, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Nghiên cứu của Urban và cs (1983) [39], cho thấy: Điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược độc học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu: Lợn nái sinh sản từ lứa hậu bị đến lứa thứ 4.

- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viêm tử cung của lợn nái sinh sản từ hậu bị đến lứa đẻ thứ 4.

3.2. Địa điểm và thời gian Bắc Ninh

- Thời gian thực tập tại cơ sở: 11/12/2020 đến ngày 31/5/2020

3.3 Nội dung tiến hành

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái nuôi tại trại lợn của công ty CP DD Hải Thịnh.

- Tiến hành điều trị bằng hai phác đồ và so sánh hiệu quả điều trị của hai phác đồ.

- Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của lợn nái.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của lợn nái nuôi tại cơ sở thực tập. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo tháng trong năm. - Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo loại lợn.

- Xác định hiệu quả điều trị của một số phác đồ điều trị. - Ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản của lợn nái.

3.4.2 Phương pháp theo dõi

Phương pháp xác định tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái

- Phương pháp điều tra gián tiếp:

+ Tiến hành điều tra thông tin sổ sách của trại về tình hình mắc bệnh viêm tử cung trong mấy năm gần đây.

+ Theo dõi và thống kê tình hình mắc bệnh viêm tử cung tại trại lợn trong thời gian thực tập.

- Phương pháp điều tra trực tiếp:

+ Thống kê đàn lợn cần theo dõi, lập sổ sách theo dõi.

+ Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, chẩn đoán, phát hiện những con mắc bệnh viêm tử cung ghi chép, phân loại.

+ Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày, thông qua các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiến hành điều trị những lợn bị bệnh bằng một số phác đồ điều trị

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi tại trại lợn của công ty CP DD Hải Thịnh thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái theo lứa tuổi, theo đàn.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe đàn lợn hàng ngày bằng cách quan sát kỹ đàn lợn để phát hiện triệu chứng bệnh.

- Những lợn có biểu hiện triệu chứng bệnh sinh sản thì được đánh dấu bằng phun sơn chữ V màu đỏ. Sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt và những biểu hiện triệu chứng của bệnh sinh sản vào sổ nhật ký thí nghiệm.

- Từ kết quả theo dõi hàng ngày, tính toán tỷ lệ lợn mắc bệnh sinh sản ở lợn.

Phương pháp nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh sinh sản

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để phát hiện lợn bệnh.

- Chẩn đoán lâm sàng thông qua quan sát cá thể.

Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh sinh sản của hai phác đồ điều trị bệnh

* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Tất cả các lợn mắc bệnh, có triệu chứng

điển hình của bệnh viêm tử cung đều được sử dụng một phác đồ điều trị. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Số lợn điều trị (con) 23

Thời gian điều trị (ngày) 5

Thuốc kháng sinh amoxisol L.A

Tiêm bắp thịt, liều 1ml/10kg TT, tiêm 1 lần/ngày

Thuốc bổ trợ Oxytocin

Tiêm bắp thịt, liều tiêm 2ml/con, tiêm trong 3 ngày

Thuốc trợ lực Butaphos Tiêm bắp thịt 1 lần/ngày 1 ml/9- 12kg TT/lần Thuốc hạ sốt Anagin C

Tiêm bắp thịt, ngày 1 lần với liều 1ml/7-10 kg TT /lần.

Chăm sóc, nuôi dưỡng

trong thời gian điều trị Bình thường

Phác đồ điều trị 2 Thuốc kháng sinh Lyncomycin Ngày 1 lần1ml/10kgP Thuốc hạ sốt Aganin Ngày 1 lần 1ml/15kgP Thuốc trợ lực Catosal

20ml/con/lần pha với 500ml dung dịch nước muối

Thụt rửa tử cung Iodine 10%

10ml/ 2000ml nước

Một số công thức tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ mắc bệnh theo giống (%) =

Σ Số nái mắc bệnh theo giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x 100 Σ Số nái theo dõi ở mỗi giống

Σ Số nái theo dõi ở mỗi lứa đẻ

- Tỷ lệ mắc bệnh theo tháng (%) =

Σ Số nái mắc bệnh theo từng tháng

x 100 Σ Số nái theo dõi từng tháng

- Tỷ lệ khỏi (%) =

Σ Số nái khỏi bệnh

x 100 Σ Số nái điều trị

Tỉ lệ đậu thai ( %) = Tổng số đậu thai × 100

Tổng số con phối

Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình theo dõi thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2003.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi

- Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi các loại lợn: Lợn nái chửa, nái nuôi con, lợn con theo mẹ, lợn đực.

- Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại.

- Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.

- Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, bấm số tai, bấm nanh, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho lợn con.

- Tham gia điều tra sổ sách của trại và lập sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh lý sinh sản.

- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học trên đàn lợn thí nghiệm của trang trại.

4.1.2. Công tác thú y

- Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại.

- Phun thuốc sát trùng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi theo quy trình vệ sinh thú y.

- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải trong quá trình thực tập.

- Tham gia vào các công tác khác của công ty như: chuyên môn, đoàn thể...

4.1.3. Biện pháp thực hiện

- Để thu được kết quả tốt nhất trong thời gian thực tập và thực hiện tốt những nội dung trên tôi đã đưa ra một số biện pháp để thực hiện như sau:

- Tuân thủ nội quy của trường, khoa, trại và yêu cầu của thầy giáo hướng dẫn. - Tích cực học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật trong trại và

những người chăn nuôi để nâng cao tay nghề và củng cố kiến thức chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận dụng những kiến thức lý thuyết ở trường, lớp vào công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn.

- Thực hiện bám sát cơ sở sản xuất và đi sâu kiểm tra, tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trại.

- Khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không ngại khó, ngại khổ tham gia vào các công việc của trại.

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn để có những bước đi đúng đắn.

- Trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thí nghiệm.

- Tham khảo sổ sách theo dõi của trại và trao đổi các vấn đề chuyên môn với cán bộ kỹ thuật trại và chủ trang trại.

4.1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại trang trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:

4.1.4.1. Công tác chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Trực vệ sinh, chăm sóc, theo dõi đàn lợn thí nghiệm. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

- Đối với nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn

phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.

Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 521,520 với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

+ Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 521 với tiêu chuẩn 2,5-3,0 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

+ Đối với nái chửa từ tuần 12 trở đi ăn thức ăn 520 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.` ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.

+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/ngày.

+ Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.

- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh.

+ Lợn con 1 ngày tuổi được tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

+ Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng và thiến lợn đực.

+ Lợn con được từ 6 - 8 ngày tuổi cho tập ăn cám sữa. + Lợn con được 7 ngày tuổi tiêm vaccine suyễn. + Lợn con được 14 ngày tuổi tiêm vaccine E.coli.

+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm vaccine Circo.

4.1.4.2. Công tác thú y

- Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Iod pha với liều lượng 15ml/4 lít nước.

- Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa. Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa xuống.

Công tác phòng bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng và hóa dược dùng cho đàn lợn con và lợn nái của trại lợn

Loại lợn Ngày tuổi Phòng bệnh Vaccine và

hóa dược Phương pháp Liều/con Lợn con theo mẹ 1-3 ngày Thiếu sắt, cầu trùng Iron Dextran polycox sol Tiêm bắt, Uống 1ml

14 ngày Suyễn Myco Tiêm bắt 2ml

21 ngày Còi cọc bẩm

sinh, Cico Tiêm Bắp 2ml

Hậu bị sau nhập trại

3 ngày ASF Tả châu phi Tiêm Bắp 2ml

7-10 ngày PRRS Tai xanh Tiêm Bắp 2ml

22 Parvo Tiêm Bắp 2ml

28 ngày Giả dại Begonia Tiêm Bắp 2ml

35 ngày FMD 1 LMLM Tiêm Bắp 2ml

Nái chửa Mang thai tuần 10 CSF Tiêm Bắp 2ml E coli 1 Mang thai tuần 12 FMD Tiêm Bắp 2ml

Khi cho bú Kích sữa lợn

mẹ Nấm men Trộn cám 3kg/tấn

2 tuần sau đẻ Khô thai Parvo Tiêm bắp 2ml Khi cai sữa Tẩy giun KST Tiêm Bắp 5ml

(Nguồn: Trại lợn Gia Bình)

 Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh - Công tác chẩn đoán

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy hàng ngày chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trại lợn của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh (Trang 33)