Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân ở một số ngân hàng điển hình

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

1.2.1. Kinh nghiệ m NHNo&PTNT tỉ nh Đắ k Lắ k:

NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộcác giải pháp để đưa

nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các

đơn vịtrực thuộc khảo sát nắm bắt tình hình KT-XH tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về

vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổchức đoàn thểchính trị - xã hội các cấp đểtổchức thực hiện có hiệu quả

Nghị định 41; tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộnông dân và các tổchức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sửdụng các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng

đối với hộnông dân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay tái canh cà phê… Nhờ đó

mà khách hàng chủ động trong việc lập dựán, tiếp cận sớm được với nguồn vốn vay.

Đắk Lắk đạt 53.813 tỷ đồng, với 466.229 lượt khách hàng vay vốn, chiếm tỷ lệ 72% số khách hàng được tiếp cận vay vốn theo Nghị định 41 trên địa bàn (toàn tỉnh có

hơn 30 tổchức tín dụng cùng thực hiện chính sách tín dụng này). Doanh sốthu nợ là 44.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo Nghị định 41 đạt 9.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng so với thời điểm 30/6/2010 là 2.313 tỷ đồng. tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cơ cấu kinh tếchuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng

trăm ngàn hộ nông dân địa phương.

1.2.2. Kinh nghiệ m NHNo&PTNT tỉ nh Thanh Hóa:

Trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa luôn xác định nhiệm vụ được giao là: Kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước,

bảo tồn và phát triển nguồn vốn...

Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ năm 2014, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để đầu tư tín dụng hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tổ chức triển khai chính sách của Chính phủ về tín dụng phục vụ “tam nông”,

nhất là Nghị định 41 của Chính phủ cùng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam; ký hợp đồng dịch vụ với các tổ vay vốn; tập trung và ưu tiên

nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn.

Đặc biệt nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, NHNo&PTNT tỉnh Thanh

Hóa đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định; chủ động điều chỉnhgiảm lãi suất cho các khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau...

Với nhiều giải pháp tích cực, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết

quả khả quan trong đầu tư tín dụng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

tăng 957 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 6,8%; trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 12.736 tỷ đồng, tăng 1.381 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 12,2%.

Tổng dư nợ đạt 14.776 tỷ đồng, tăng 857 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,2%. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 90% tổng dư nợ. Từ nguồn vốn tín

dụng đã có hàng trăm nghìn lượt khách hàng là các hộ nông dân, các cá nhân và HTX

trên địa bàn tỉnh được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực: Cho vay trồng

rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả; cho vay chăn nuôi đại gia súc,

gia cầm; cho vay sản xuất, chế biến nông- lâm - thủy sản; cho vay phục vụ tiêu dùng của nhân dân; cho vay phát triển kinh tế biển...

Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp,

nông thôn, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa thực hiện việc cho vay không có bảo đảm

tài sản đối với hơn 100.000 lượt hộ dân.

Thời gian tới, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung điều hành cơ

chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện niêm yết công

khai các mức lãi suất về huy động và cho vay theo quy định của ngân hàng cấp

trên.Tập trung cho vay xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản... Đẩy mạnh công tác huy động vốn;

xử lý linh hoạt các mức huy động lãi suất ở từng thời điểm, bảo đảm đúng quy định,

phù hợp thị trường.Tăng cườngtìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống,

khách hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục

vụ, chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng.

1.2.3. Kinh nghiệ m NHNo&PTNT tỉ nh Quả ng Trị

Từ năm 2010 đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tập trung triển khai thực

hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp để huy động nguồn vốn, mở rộng

các loại hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT tỉnh

Quảng Trị tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng nhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường

thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng

sâu, vùng xa. Trong đầu tư tín dụng, , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục bám sát các định hướng, chủ trương của tỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển

kinh tế nông nghiệp, qua đó chỉ đạo các chi nhánh trên địa bàn điều tra, khảo sátcụ thể

tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng hồ sơ kinh tế của cấp xã, cấp huyện trên cơ sở

các chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu vay vốn của từng ngành nghề; số vốn đã cho vay; số hộ đãđược vay/tổng số hộ có nhu cầu vay vốn; nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn…để

triển khai rộng rãi. Chi nhánh chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để

chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ; Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục đầu tư phát triển chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng các vùng nguyên liệu sắn, rừng

trồng phục vụ công nghiệp chế biến… Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của

từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ

cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị

kinh tế cao. Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp cho nông dân. Ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang thực hiện mô

hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng

dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ. Mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Bên cạnh đó, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị

tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn vay.

Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2015 của , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 859 tỷ đồng so đầu năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân

giai đoạn 2010- 2015 đạt 17%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân đạt

4.150 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ dưnợ cho vay ngắn hạn 52%; tỷ

lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn 48%. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,17% trên tổng dư nợ

6.030 tỷ đồng, tăng 730 tỷ đồng so năm 2014, trong đó nguồn tiền gửi có tính ổn định

từ dân cư chiếm tỷ trọng 90%...

Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển “Tam nông”, điểm nổi bật

trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị là chưa để xảy ra tình trạng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn mà không được vay vốn; cung ứng vốn tín

dụng phục vụ tốt các chủ trương lớn của tỉnh về nông nghiệp như phát triển cao su tiểu điền, cà phê, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay khắc phục thiên tai, cho vay phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo

Đakrông, chương trình xây dựng nông thôn mới... Hoạt động tín dụng của

NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp,

góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.

Kinh nghiệm rút ra đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Triển khai kịp thời và nhanh chóng các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và các tổchức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sửdụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng.

- Tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định;

chủ động điều chỉnh giảm lãi suất chocác khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau... nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.

- Thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách

hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ,

chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm

sóc khách hàng

- Kiện toàn, nâng cao chất lượngnhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường thành lập các

tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng sâu, vùng xa. - Chủ động phối hợp với các tổ chức chínhtrị - xã hội để chuyển tải vốn đến hộ

nông dân có mức vay nhỏ

- Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi

theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trịkinh tếcao.

-Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

- Hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn

CHƯƠNG 2: THỰC TRNG TÍN DNG HNÔNG DÂN TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN

NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI

2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1.Đặ c điể m cơ bả n huyệ n A lư ớ i

2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là

căn cứ địa cách mạng của cả tỉnh, cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đồng bào các dân tộc A Lưới đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, xã Hồng Kim; Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, xã Hồng Nam,… Nhờ những đóng góp to lớn cho cách mạng mà đã

được Đảng, Nhà nước tuyên dương, phong tặnghuyện A Lưới danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 16 xã, thị trấn được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 08 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân, 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 19 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang.

Đồng thời, huyện A Lưới là địa bàn sinh sống, tụ cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em: Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy trong các thung lũng dọc Trường Sơn, sát với nước bạn Lào anh em, đến năm 1976 huyện A Lưới được thành lập và có thêm 03 xã kinh tế mới Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong là đồng bào kinh lên xây dựng quê hương mới tại A Lưới.

Đến nay, sau 38 năm (1976- 2014) trưởng thành và phát triển, huyện A Lưới hôm nay đã thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, kinh tế- xã hội đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả quan trọng: Thu

nhập bình quânđầu người 14 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,64%; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng, như: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt,… nhờ vậy, đã có 100% thôn, bản có đường giao thông, 90% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã, thị

Đặc điểm tựnhiên:

- Ví trị địa lý

Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000’57’’ đến

16027È 30’’ vĩ độ Bắc và từ 10700’ 3È đến 107030’ 30’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị);

+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

+Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; + Phía Tây giáp nướcCHDCND Lào.

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị

trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam

đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)