Trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn
vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động hơn nữa để không ngừng hoàn thiện mình cũng như giữ vững và mở rộng quan hệ đối với
khách hàng. Chính sách huy động vốn của ngân hàng là những công cụ, cách thức, phương pháp và chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ
chức và từ đó gửi tiền vào ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn
không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu đặt
ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng còn phải phụ thuộc vào “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi
sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội… Do đó, chính sách huy động vốn cũng thường xuyên được NHNo&PTNT huyện A Lưới điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Để thực hiện tốt công tác huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt
hiện nay, thu hút khách hàng là giải pháp quan trọng:
Các chính sách thu hút khách hàng mà NHNo&PTNT có thể áp dụng để phục
vụ cho công tác huy động vốn bao gồm: Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ và các
chính sách khác liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Cùng với đó, NHTM cần hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực
tài chính - tiền tệ - ngân hàng, quan trọng hơn là giúp khách hàng có được danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, qua đó giúp cho ngân
hàng củng cố thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, công cụ lãi suất luôn được coi là một yếu tố góp
phần tạo lập nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động từ nền kinh tế. Mặc dù, tại
mỗi thờikỳ khác nhau, mức lãi suất của ngân hàng đưa ra khác nhau nhưng phải đảm
bảo yếu tố hấp dẫn khách hàng, giữ chân khách hàng truyền thống, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ở nước ta, chính sách lãi suất luôn là công cụ mà các NHTM sử dụng để thu hút vốn. Nhiềungân hàng quy mô nhỏ thiếu vốn thường đưa ra các mức lãi suất cao để cạnh tranh được với ngân hàng lớn. Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất thường gây ra
nhiều rủi ro cho các ngân hàng do vậy, công cụ lãi suất về tương lai sẽ không còn hiệu
quả (một mặt cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cạnh tranh và quy định của luật pháp), thay vào đó cần nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ ngân hàng cung cấp...
Đẩy mạnh chính sách marketing thu hút khách hàng, về mặt lý thuyết, hoạt động marketing bao hàm gần như tất cả các nội dung liên quan tới hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Chính sách marketing có sự tác động
của nhiều nhân tố như: Phương pháp định giá (xác định lãi suất), chính sách sản phẩm
(cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách phân phối, chính
sách khuyếch trương- giao tiếp... Trong thời gian qua, các NHTM ngày càng quan tâm
tới, NHNo&PTNT huyện A Lưới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này với chiến lược
triển khai khoa học, lộ trình chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.4. Bồ i dư ỡ ng, nâng cao trình độ nghiệ p vụ cho nhân viên:
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực, đồng thời cũng phải có kiến
thức thực tế. Một cán bộ tín dụng của ngân hàng muốn hoàn thành thật tốt công việc
của mình thìđòi hỏi:
- Đầu tiên là phải đáp ứng về trình độ nghiệp vụ:Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu đối với CBTD là trình độ học vấn và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bởi
vì, trong hoạt động của ngân hàng thì công tác tín dụng là một loại công tác mang tính
phức tạp, đòi hỏi những người làm công tác này phải thực sự có năng lực mới đảm đương được khối lượng công việc. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín
dụng được thể hiện ở những mặt như: Ðánh giá, phân tích tài chính khách hàng một
cách chính xác; thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học
trên cả 2 phương diện là tính chính xác và thời gian thực hiện; thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đúng quy trình chế độ; xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay; vấn đề tư vấn cho khách
hàng trong lĩnh vực SXKD để khách hàng có thêm điều kiện thuận lợi trong hoạt động
kinh doanh của mình, hạn chế được những rủi ro trong hoạt động; nắm bắt và cập nhật được rất nhiều thông tin về các lĩnh vực, nhất là những vấn đề về khách hàng, vấn đề
về đầu tư, để có thể tham mưu cho lãnh đạo ra quyết sách đầu tư đúng đắn, mang lại
hiệu quả trong hoạt động....
Để phát triển tín dụng đối với các hộ nông dân, NHNo&PTNT huyện A Lưới cần
sử dụng những nhân viên được đào tạo, có am hiểu về trồng trọt, chăn nuôi. Trong trường
hợp cần thiết có thể thuê đội ngũ tư vấn là các nhà nông học, bác sĩ thú y để hỗ trợ trong
việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân… Các nhân viên tín dụng được đào tạo, sẽ hiểu được các đặc thù trong phương án kinh doanh củakhách hàng, từ đó điều chỉnh các điều
kiện, điều khoản cho vay hợp lý, thiết kế lịch thu nợ phù hợp với dòng tiền củakhách hàngđặc thù là hộ nông dân ở nôngthôn, giảm thiểu rủi ro cho khoản vay.
- Có đạo đức nghềnghiệp: CBTD phải luôn lấy mục đích sự nghiệp phát triển ngân hàng làm mục đích phấn đấu. Ðạo đức của CBTD thể hiện ở việc nâng cao tính
kỷluật, tính liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của ngành, quy chế, cơ chế của cơ
quan và không thể thoát ra ngoài phạm vi của những quy định, nội quy làm việc.
Trung thực là yếu tố quan trọng nhất: trung thực trong xử lý nghiệp vụ, trung thực trong việc cân nhắc lợi ích công - tư, trung thực trong việc xây dựng tập thể nơi mình đang làm việc... là sự thể hiện cao nhất của người có bản lĩnh về đạo đức. Môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, những mặt trái cơ chế thị trường, tận dụng lợi thế đặc thù của CBTD về nghiệp vụ cho vay... cũng là một trong những tác nhân đẩy cán bộ
vào những tình huống dễnảy sinh tiêu cực, nếu không tự mình nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với các công việc mình đang làm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm về những rủi ro trong hoạt động tín dụng do mình gây ra, nhưng hậu quả cho ngân hàng, cho xã hội là vô cùng lớn.
- Nắm bắt được tâm lý khách hàng: Với đối tượng khách hàng là hộnông dân, CBTD là yếu tố quan trọng, cần phải linh hoạt trong khi giao dịch với khách hàng, hiểu được tâm lý người nông dân từ đó CBTD nhiệt tình giải thích, hướng dẫn đầy đủ
và kịp thời một cách dễhiểu vềvấn đề mà khách hàng cần, đồng thời tạo mối quan hệ
tốt đẹp với khách hàng là hộ nông dân. Khi có mối quan hệ tốt với nhân viên ngân hàng thì khách hàng sẽ thường xuyên hỏi nhân viên ngân hàng các thắc mắc của mình về vấn đề vay vốn, từ đó các hộ nông dân hiểu rõ hơn, xác suất tiếp cận vốn tín dụng của hộnông dân sẽ tăng lên.
Nếu NHNo&PTNT huyện A Lưới xây dựng cho mình được một đội ngũ cán
bộtín dụng giỏi vềchuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm thì họchính là cầu nối vững chắc giữa ngân hàng và hộnông dân, giúp mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng hộnông dân
3.2.5. Thư ờ ng xuyên đánh giá rủ i ro, phòng ngừ a và trích lậ p dự phòng rủ i ro tín dụ ng
Đối với khách hàng là hộ nông dân thì cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá
nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trìnhđộ học vấn,…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó hướng dẫn cho nông dân có các hình thức vay vốn hợp lý.
Xử lý nhanh gọn các khoản nợ quá hạn, nợ xấu: Trước hết NHNo&PTNT huyện A Lưới cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương từng năm và từng
giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, CBTD phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện
pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác đểtrả nợ, tự xửlý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn
thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợxấu. Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳtừng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên khách hàng tự xửlý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác. Trường hợp xử lý tài sản quá khó
khăn và đủ điều kiện thìđề nghị xửlý nợbằng nguồn dựphòng rủi ro.Tóm lại, thu hồi nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng cách tốt nhất vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui lới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn: “mưa dầm thấm đất”,
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Qua các sốliệu thực tế về hoạt động của chi nhánh có thểthấy hoạt động vay vốn của toàn huyện ngày càng được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên số lượng các hộ
nông dân vay vốn lại thấp hơn nhiều so với những vùng kháctrên toàn nước ta. Vì thế NHNo&PTNT A Lưới cần cốgắng thật nhiều hơn nữa để lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhằm thu hút đối tượng khách hàng là hộ nông dân, cải thiện đời sống người
dân, đưa huyện nhà từng bước phát triển.
- Nguồn lực ngân hàng: NHNo&PTNT huyện A Lưới đã chú trọng trong khâu tuyển chọn nhân lực, chủ yếu là những cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Nguồn nhân lực có trìnhđộcao tạo nên sức mạnh trong sự phát triển bền vững của ngân hàng
- Kết quả kinh doanh: NHNo&PTNT huyện A Lưới có tổng nguồn vốn huy động tăng qua từng năm. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho
Ngân hàng, nguồn vốn này tăng mạnh chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, được đa số các khách hàng tin tưởng nên dùng vốn nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để tìm lợi nhuận. Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện A Lưới khá cao và tăng dần qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Doanh số thu
nợ đạt kết quả tốt, điều này cho thấy cán bộ tín dụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình,
đồng thời khách hàng có ý thức trả nợ. Dư nợ cho vay có TSĐB là chủ yếu trong cơ
cấu dư nợ NHNo&PTNT huyện A Lưới, cho thấy ngân hàng thận trọng trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn
trong hoạt động kinh doanh. Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay trung, dài hạn có số lượng cao, điều này xuất phát từ rủi ro vốn có của tín dụng trung, dài hạn, đó là thời
hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong cho
vay ngắn hạn, giảm thiểu rủiro trong cho vay trung, dài hạn.
- Tình hình chất lượng tín dụng HND: Doanh số cho vay hộ nông dân còn thấp
trong tổng DSCV của NHNo&PTNT huyện A Lưới, tuy nhiên DSCV tăng qua từng năm, điều này cho thấy hộ nông dân tại địa bàn A Lưới tiếp cận vay vốn tại
NHNo&PTNT huyện A Lưới ngày càng nhiều, chứng tỏ NHNo&PTNT huyện A Lưới
mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và có hiệu quả, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới. Doanh số thu
nợ hộ nông dân thấp trong tương quan DSCV hộ nông dân, điều này là do dư nợ hộ
nông dân tại huyện A Lưới đa số là trung và dài hạn, tuy nhiên DSTN hộ nông dân tăng đều qua các năm, như vậy chứngtỏ chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện A Lưới tăng, mỗi đội ngũ tín dụng đã chú ý quan tâm theo dõi, nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng trên địa bàn mà mình được giao khoán. Nợ quá hạn hộ nông dân ở
NHNo&PTNT huyện A Lưới có tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ hộ nông dân và tăng giảm không đều qua các năm, nợ xấu giảm một cách rõ rệt,NHNo&PTNT huyện A Lưới đã chủ động trong việc xử lý nợ xấu nên bức tranh nợ xấu được cải thiện tích cực, ngân
hàng cần duy trì, khai thác các biện pháp sẵn cóvà phát huy nhằm tạo được uy tín giúp
hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Chi phí dự phòng rủi ro được
NHNo&PTNT huyện A Lưới trích lập đầy đủ trong các năm, chi phí dự phòng rủi ro
được trích lập có tỷ trọng thấp dần qua từng năm. Điều này cho thấy công tác phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu có bước tiến triển trong những năm qua.
Như vậy, NHNo&PTNT huyệnA Lưới cần lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhằm thu hút đối tượng khách hàng là hộ nông dân, cải thiện đời sống người dân, đưa
huyện nhà từng bước phát triển. Đồng thời, ngân hàng cần duy trì, khai thác các biện pháp sẵn có và phát huy nhằm tạo được uy tín giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.
II. KIẾN NGHỊ
1. Về phía nhà nước
- Nhà nước cần có biện pháp hướng dẫn chỉ đạo thống nhất vềlãi suất, phương
thức cho vay.
- Đầu tư ngân sách thỏa đáng cho nông nghiệp, nông thôn để tiền vốn đến tay người nông dân và được đầu tư vào thực tế sản xuất. Có chính sách đầu tư đẩy nhanh
nhịp độ tăng trưởng, phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm đồng thời đưa ra
những giải pháp thiết thực giúp các vùng có điều kiện khó khăn vươn lên, nâng cao
trìnhđộ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
để nông dân vay vốn.
2. Về phía Ngân hàngNhà nước:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng ngân hàng
- Khuyến khích các ngân hàng trong việc đưa ra các sản phẩm tín dụng mới hiệu quảvà trực tiếp hỗtrợ đối với hộnông dân.
- Đề ra những giải pháp ổn định giá cả chăn nuôi, nông sản nhằm ổn định và phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cho hộnông dân
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư (2018).
2. Giáo trình Kinh tếnông nghiệp. NXB Thống Kê ChủBiên: