Điều tra mậtđộ của mọtđậu đỏ c Maculatus tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ nhập khẩu qua cửa khẩu chi ma, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2019; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mọt đậu đỏ callosobruchus maculatus fabricius luận văn thạc (Trang 48 - 50)

C. Maculatus

4.2. Điều tra mậtđộ của mọtđậu đỏ c Maculatus tại cửa khẩu chi ma, lạng sơn

KHẨU CHI MA, LẠNG SƠN NĂM 2019

Chúng tôi đã thực hiện điều tra thu mẫu tại của khẩu Chi Ma, Lạng Sơn để xác định mật độ loài mọt đậu đỏ C. maculatus trên nguyên liệu đậu đỏ được nhập khẩu thường xuyên qua cửa khẩu tất cả nguồn đậu đỏ đều từ tỉnh Bằng Tường và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.. Kết quả điều tra được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.12, hình 4.13.

Bảng 4.2. Điều tra mật độ loài mọt đậu đỏ C. maculatus trên nguyên liệu đậu đỏ nhập khẩu tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn

Ngày điều tra

Đợt 1 Đợt 2

Mật độ mọt

(con/kg) Ngày điều tra

Mật độ mọt (con/kg) 1/5/2019 6,8 1/10/2019 5,2 8/5/2019 6,6 8/10/2019 5,2 15/5/2019 9,2 15/10/2019 4,6 22/5/2019 5,4 22/10/2019 4,8 29/5/2019 5,8 29/10/2019 4,4 5/6/2019 8,8 5/11/2019 5,2 12/6/2019 6,2 12/11/2019 3,4 19/6/2019 6,4 19/11/2019 3,4 26/6/2019 5,8 26/11/2019 3,2 3/7/2019 6,4 3/12/2019 2,8 10/7/2019 5,6 10/12/2019 3,4 17/7/2019 5 17/12/2019 1,6 24/7/2019 8,4 24/12/2019 2,6 Trung bình 6,65 3,83

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình đợt 1: 29,06 0C, ẩm độ trung bình:74,89 % Nhiệt độ trung bình đợt 2: 25,08 0C, ẩm độ trung bình: 82,77%

Hình 4.12. Mật độ mọt đậu đỏ C. maculatus trên đậu đỏ nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 1

(từ 1/5/2019 – 24/7/2019)

Hình 4.13. Mật độ mọt đậu đỏ C. maculatus trên đậu đỏ nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn đợt 2

(từ 1/10/2019 – 24/12/2019)

Qua 2 đợt điều tra mật độ mọt đậu đỏ C. maculatus chúng tôi thấy rằng, mật độ mọt đậu đỏ không ổn định qua các đợt lấy mẫu và kiểm tra, mật độ trung bình lấy mẫu đợt 1(từ 1/5- 24/7/2019) là 6,65 con/kg cao hơn đợt 2 điều tra từ (1/10- 24/12/2019) mật độ mọt đậu đỏ đạt trung bình qua các kỳ điều tra là 3,83

con/kg. Chúng tôi cho rằng nguồn hàng nhập khẩu đều từ tỉnh Bằng Tường và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc cho nên mức độ xâm nhiễm và quản lý hàng từ Trung Quốc không khác nhau, sở dĩ đợt 1 cao hơn có thể trong thời gian đấy nhiệt độ dao động từ 27,5- 30,20C trung bình là 29,060C, ẩm độ trung dao động từ 66- 80% trung bình là 74,89% phù hợp cho sự phát triển, tỷ lệ sống sót của mọt cao dẫn đến mật độ cao hơn so với đợt 2 điều tra lấy mẫu nhiệt độ thấp hơn trung bình là 25,080C và ẩm độ không khí lại cao hơn trung bình là 82,77%.

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ nhập khẩu qua cửa khẩu chi ma, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2019; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mọt đậu đỏ callosobruchus maculatus fabricius luận văn thạc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)