Ảnh hưởng của mậtđộ sâu non mọtđậu đỏ C Maculatus đến hao hụt

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ nhập khẩu qua cửa khẩu chi ma, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2019; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mọt đậu đỏ callosobruchus maculatus fabricius luận văn thạc (Trang 68 - 73)

C. Maculatus

4.5.Ảnh hưởng của mậtđộ sâu non mọtđậu đỏ C Maculatus đến hao hụt

ĐẾN HAO HỤT TRỌNG LƯỢNG CỦA HẠT ĐẬU

Sâu non mọt đậu đỏ C. maculatus là pha gây hại chủ yếu cho đậu bảo quản, gây hao hụt trọng lượng của hạt. Tùy vào số lượng sâu non trong hạt mà có khả năng gây ra các ảnh hưởng khác nhau đến hạt. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của sâu non đến hao hụt trọng lượng hạt nhằm xác định về khả năng gây hại của sâu non mọt đậu đỏ C. maculatus đến hao hụt trọng lượng của hạt đậu đỏ. kết quả được thể hiện ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ sâu non đến thời gian phát triển của mọt đậu đỏ C. maculatus và hao hụt trọng lượng của hạt đậu đỏ.

Số sâu non/ hạt

Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành (Ngày)

Trọng lượng hao hụt

(mg) Tỷ lệ vũ

hóa (%) Dao động Trung bình ± SE Dao động Trung bình

± SE

1 SN 23- 31 26,38 ± 0,46a 2,2- 6,4 3,97 ± 0,23a 72,37 2 SN 24- 30 26,57 ± 0,37a 6,4- 14,2 10,65 ± 0,53b 64,48 3 SN 23- 31 26,67 ± 0,44a 4,5- 18,7 15,35 ± 0,97c 56,77 4 SN 24- 31 27,95 ± 0,43b 5,2- 22,3 19,36 ± 1,22d 43,47

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình: 27,1oC; Ẩm độ trung bình: 71,1%

SN: sâu non. Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy số lượng sâu non khác nhau trên mỗi hạt đậu sẽ gây ra hao hụt trọng lượng khác nhau, và ở các công thức mật độ sâu non/ hạt đậu thì đều có trưởng thành vũ hóa vớitỉ lệ trưởng thành vũ hóa khác nhau. Ở hạt đậu có 1 sâu non thì tỉ lệ vũ hóa đạt cao nhất là 72,37%, trọng lượng hao hụt là 3,97mg. Ở hạt đậu có 2 sâu non thì tỉ lệ vũ hóa đạt 64,48%, trọng lượng hao hụt là 10,65mg. Ở hạt đậu có 3 sâu non thì tỉ lệ vũ hóa đạt 56,77%, trọng lượng hao hụt là 15,35mg. Ở hạt đậu có 4 sâu non thì tỉ lệ vũ hóa thấp nhất đạt 43.47%, trọng lượng hao hụt là 19,36mg. Khi mật độ sâu non tăng dần từ 1,2,3 và 4 sâu non/hạt thì tỷ lệ trưởng thành vũ hóa giảm dần. Mật độ sâu non càng tăng thì trọng lượng hao hụt càng tăng. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 về trọng lượng hao hụt hạt đậu đỏ do mật độ sâu non khác nhau gây ra.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Charles & cs.

(2010) khi mật độ sâu non tăng từ 1, 2, 3 và 4 con/hạt đậu đũa thì trọng lượng hao hụt cũng tăng lần lượt là 16.0; 30,8; 47,2 và 61,0 mg. Tỷ lệ hao hụt trọng lượng cũng tăng lần lượt là 6,7; 13,2; 19,6 và 25,2%.

Tỷ lệ trưởng thành vũ hóa giảm khi có nhiều sâu non/hạt đậu cũng phù hợp với nhận xét của Umeozor (2005) khi tăng mật độ sâu non đã xảy ra cạnh tranh từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của sâu non, thời gian phát triển. Thời gian

phát triển từ trứng đến trưởng thành vũ hóa của mọt đậu đỏ tại các mật độ sâu non từ 1- 4 sâu non/1 hạt đậu dao động từ 26,38- 27,95 ngày. Qua xử lý thống kê chúng tôi thấy không có sự sai khác ở mức xác suất P>0,05 khi mật độ sâu non từ 1- 3 sâu non/1 hạt đậu nhưng khi mật độ sâu non 4 con/ 1 hạt đậu thì thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành là 27,95 ngày, ngắn nhất là ở mật độ 1SN/ 1 hạt là 26,38 ngày. Các hạt đậu sau khi được lây nhiễm ở các mật độ sâu non khác nhau sau 2 tuần được đem gieo để so sánh tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức thí nghiệm và 2 đối chứng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ sâu non mọt đậu đỏ C. maculatus gây hại đến tỷ lệ nảy mầm của đậu đỏ

Mật độ sâu non(con/1 hạt) Tổng số hạt đâu thí nghiệm (hạt) Số hạt nảy mầm (hạt) Tỷ lệ nảy mầm (%) 1 sâu non 30 16 53,33 2 sâu non 30 5 16,67 3 sâu non 30 0 0 4 sâu non 30 0 0 ĐC 1 (không có mọt) 30 28 93,33

ĐC 2 (tạo vết xước nhân tạo

5% bề mặt hạt đậu) 30 26 86,67

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình: 28,1oC; Ẩm độ trung bình: 70%

Qua bảng 4.13 chúng tôi nhận thấy, với sâu non mật độ 3,4 con sâu non/hạt sau khi gieo thì hạt không nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm đạt thấp ở mật độ 2 con/hạt tỷ lệ nảy mầm là 16,67% và ở mật độ 1 con/hạt tỷ lệ nảy mầm là 53,33%. Trong khi đó đối chứng không có mọt tỷ lệ nảy mầm đạt 93,33% và khi hạt bị xây xát vỏ bên ngoài 5% trên bề mặt hạt tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 86,67%. Kết quả của chúng tôi cũng giống với nhận xét của Charles & cs.

(2010) cho biết khi hạt đậu bị nhiễm mọt tỷ lệ nảy mầm đạt 71% trong khi đối chứng không bị một thì tỷ lệ nảy mầm đạt 92% và mật độ mọt tăng thì tỷ lệ nảy mầm của hạt đậu cũng giảm. Qua thí nghiệm cho thấy, việc làm sạch hạt giống đậu đỏ khi đóng gói và bảo quản là rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng nảy mầm của hạt. Nếu trong lô hạt giống xuất hiện mọt đậu đỏ thì sau 1 vòng

đời phát triển của mọt đậu đỏ, tỷ lệ nảy mầm của lô hạt giống sẽ giảm rất nhanh do mọt đậu đỏ gây hại.

4.6. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRƯỞNG THÀNH MỌT ĐẬU ĐỎ

C. maculatus ĐẾN SỐ LƯỢNG MỌT VÀ TRỌNG LƯỢNG HAO HỤT CỦA ĐẬU ĐỎ SAU MỘT THỜI GIAN BẢO QUẢN

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ mọt đến sự gia tăng số lượng mọt và độ hao hụt trọng lượng thức ăn được nghiên cứu và theo dõi qua các thời gian lây nhiễm mọt sau bảo quản 30, 60, 90 và 120 ngày. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo các công thức với số lượng trưởng thành mật độ là 1 cặp, 5 cặp, 10 cặp, 15 cặp và 20 cặp. Không có mọt lây nhiễm làm đối chứng. Kết quả được thể hiện ở các bảng 4.14 và 4.15.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ mọt đậu đỏ C. maculatus đến số lượng mọt sau một thời gian bảo quản trên đậu đỏ

Sau thời gian bảo quản

(ngày) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng mọt trưởng thành trung bình (con) sau thời gian bảo quản

1 Cặp 5 Cặp 15 Cặp 20 Cặp

30 31,33 243,67 619,67 853,33

60 478,33 809,33 1233,67 1505,33

90 709,67 1129,67 1517,67 1853,67

120 1117,33 1521,67 1759,33 2365,67

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình: 28,5oC; Ẩm độ trung bình: 71,4%

Kết quả trên cho thấy, trong điều kiện nuôi thí nghiệm trên thức ăn là đậu đỏ, ở nhiệt độ là 28,5oC; ẩm độ 71,4%, sau 30 ngày lây nhiễm mật độ 1- 20 cặp thì số lượng mọt trưởng thành vũ hóa tăng dần Ở mật độ 1 cặp trưởng thành mọt đậu đỏ thì số trưởng thành đạt là 31,33 con, ở mật độ 5 cặp là 243,67; mật độ 15 cặp là 619,67 con và mật độ 20 cặp là 853,33 con.

Sau 60 ngày bảo quản số lượng mọt tăng dần theo mậtđộ lây nhiễm trung bình ở mật độ 1 cặp là 478,33con, ở mật độ 5; 15 và 20 cặp số trường thành vũ hóa lần lượt là 809,33; 1233,67 và 1505,33 con.

Sau 120 ngày bảo quản thì số lượng trưởng thành mọt tăng đạt cao nhất dao động từ 1117,33 con đến 2365,67 con.

Để đánh giá những thiệt hại mà sâu mọt hại kho gây ra người ta không chỉ quan tâm đến tốc độ gia tăng số lượng mọt trưởng thành mà còn quan tâm đến tỷ lệ hao hụt trọng lượng.

Thí nghiệm về trọng lượng hao hụt của hạt đậu đỏ cho kết quả ở bảng 4.15

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ mọt đậu đỏ C. maculatus đến trọng lượng hao hụt của đậu đỏ

Sau thời gian bảo quản (ngày)

Tỷ lệ (%) trọng lượng hao hụt sau thời gian bảo quản

1 Cặp 5 Cặp 15 Cặp 20 Cặp

30 1,88 2,77 4,02 5,53

60 2,67 3,47 4,45 5,87

90 3,57 4,34 5,47 6,46

120 4,72 5,47 6,33 7,23

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình: 28,5oC; Ẩm độ trung bình: 71,4%

Bảng 4.15 cho thấy ảnh hưởng của mật độ mọt khác nhau đến sự hao hụt trọng lượng của hạt đậu đỏ sau thời gian bảo quản khi được nuôi ở điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ 28,50C và ẩm độ 71,4%. Chúng tôi thấy trọng lượng hao hụt tăng dần tỷ lệ thuận theo thời gian bảo quản khi lây nhiễm mọt đậu đỏ, khi mật độ trưởng thành càng cao thì sự hao hụt về trọng lượng hạt càng lớn.

Sau 30 ngày bảo quản tỷ lệ trọng hao hụt từ mật độ 1 cặp đến 20 cặp là 1,88- 5,53%

Sau thời gian bảo quản 60 ngày trọng lượng hao hụt tăng dần và cũng tăng theo chiều tăng mật độ mọt đậu đỏ ở mật độ 1 cặp; 5; 15 và 20 cặp thì tỷ lệ hao hụt trọng lượng lần lượt là 2,76; 3,47; 4,45 và 6,46%.

Tại thời điểm 120 ngày sau lây nhiễm thì tỷ lệ hao hụt trọng hạt đậu đỏ ở công thức nuôi 20 cặp là lớn nhất (7,23%), mật độ 15 cặp là 6,33%, mật độ 5 cặp là 5,47% và ở mật độ 1 cặp có tỷ lệ hao hụt nhỏ nhất là đạt 4,72%.

Một phần của tài liệu Thành phần sâu mọt hại trên đậu đỗ nhập khẩu qua cửa khẩu chi ma, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2019; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài mọt đậu đỏ callosobruchus maculatus fabricius luận văn thạc (Trang 68 - 73)