Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Ứng dụng X-Quang trong chẩn đoán bện hở một số cơ quan trong xoang
2.3.3. Chẩn đoán bện hở dạ dày
2.3.3.1. Dị vật trong dạ dày
Do tính hiếu kì, chó có thể nuốt phải một số vật lạ, không tiêu được như: cao su, cây kim, cái nhẫn,… Những vật này không tiêu hóa được, lớn hơn đường tiêu hóa hoặc sắc nhọn nên đâm, mắc kẹt trong dạ dày của chó.
- Triệu chứng: Nôn, bỏ ăn, đau vùng bụng, có thể dẫn đến đi ngoài ra máu,… Phẫu thuật là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
- Hướng điều trị: X-quang được chỉ định hàng đầu trong những trường hợp
cho nuốt phải vật lạ. X-quang sẽ giúp bác sĩ thú y xác định được vị trí của dị vật
trong dạ dày. Với những dị vật bằng kim loại hoặc các chất cản quang tốt như canxi, photpho,… sẽ dễ dàng tìm được dị vật vì chúng sẽ bắt màu sáng hơn so với các chất xung quanh như thành dạ dày.
Hình 2.8. Hình ảnh Xquang chó nuốt dị vật
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+
2.3.3.2. Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó
Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó rất nguy hiểm, chó có thể chết sau vài
giờ do khó thở, rối loạn tuần hoàn, chèn ép mạch máu, phổi,… Dạ dày của chó
được treo trong xoang bụng như một khối tự do, nó có thể đung đưa từ bên này
sang bên kia trong quá trình chó chạy nhảy, nếu đung đưa mạnh nó có thể quay 1 vòng và hậu quả là đầu này quấn vào đầu kia. Thức ăn, chất chứa trong dạ dày lên men, sinh hơi không thoát ra được, dạ dày chướng hơi to lên chèn ép các
mạch máu và dâythần kinh ảnh hưởng đến lưu thông gây tử vong.
- Triệu chứng: Bụng bỗng nhiên to đột ngột, ấn vào bụng thấy đau đơn, chó
run rẩy, niêm mạc tím tái, loạn nhịp thở,… Hình ảnh X-quang là dạ dày phình to
lên là một khối đen do chưa nhiều khí và 2 đầu bị xoăn vào với nhau.
- Hướng điều trị: Nhanh chóng đặt ống thông dạ dày miệng để thoát khí,
Hình 2.9. Hình ảnh X-quang chó bị xoắn dạ dày chướng hơi
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+