Bệnh lồng ruột

Một phần của tài liệu Áp Dụng Phương Pháp X- Quang Trong Chẩn Đoán Một Số Bệnh Ở Xoang Bụng Trên Thú Cảnh (Trang 55 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.2. Bệnh lồng ruột

4.4.2.1. Thông tin bệnh súc

Chó ta đực, cân nặng 8,0kg. Biểu hiện đau dữ dội khi sờ nắn vùng bụng,

nôn, không ăn, đi ngoài ra máu.

4.4.2.2. Chẩn đoán

- Chỉ định chụp X-quang vùng bụng bằng phương pháp chụp cản quang

Barium. Trước khi chụp: Dùng xi lanh bơm dung dịch pha bột Bari sulfat vào

miệng chó. Đợi 15 phút cho chó đi chụp lần 1, sau đó cứ 15 phút chụp một lần,

+ Tư thế chụp: đặt thú nằm ngang, dọc theo bàn chụp Xquang.

+ Chỉnh hệ số kVp ở mức 46 kVp , hệ số mAs ở mức 5.0 mAs.

+ Giữ hoặc cố định thú 20s.

- Chẩn đoán: Sau khi thấy hình ảnh X-quang, nghi ngờ chó bị lồng ruột, các bác sĩ đã chỉ định thêm siêu âm để khẳng định chính xác hơn. Hình ảnh siêu

âm cắt ngang cho thấy các khối ruột tạo thành hình tròn đồng tâm từ trong ra

ngoài (ảnh 2.11).

Hình 4.2. Hình ảnh Chó bịlồngruột

Nguồn: Bệnhviện Thú y Việt Trì PET+

Do con vật rất đau đớn, nghi có thể đã hoại tử phần ruột đó nên chỉ định

phẫuthuật. Trong quá trình phẫuthuật, phầnruộtđã bịhoại tử nên phảitiến hành

thủthuậtcắtnốiruột.

4.4.2.3. Phẫu thuật

a. Chuẩn bị

- Con vật: Cho thú nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật. Cạo lông, vệ sinh ở vị trí mổ. Cốđịnh con vật, đặt con vậtnằm ngửa trên bàn mổ và buộc cố định 4 chân.

- Bộ đồ mổ: Bộdụngcụ phẫuthuậtđạiphẫu, chỉtự tiêu (đa sợi, Black silk), kẹp Babcook, clam ruột, dao điện.

- Tiêm truyền:Thuốctrợsứctrợlực và bù nướcđiệngiải trước khi phẫuthuật.

b. Các bước phẫu thuật

Bước 1. Tiêm thuốctiền mê, và thuốc mê

-Tiêm thuốc tiền mê: Tiêm dưới da con vật thuốc Atropin Sulfat 0,25% với liều 3,5 ml. Tiêm vào thờiđiểm 15 phút trước khi gây mê.

- Đặt kim luồn:Đểtruyềndịch và đưa thuốcđường tĩnh mạch.

- Gây mê: Dùng Zoletil tiêm bắp (IM) với liều 7-12mg/kg thể trọng, hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) vớiliều 5-7 mg/kg thểtrọng. Liềutốiđa: 30mg/kg thểtrọng. Liềubổ sung: 1/3-1/2 liềukhởi đầu.

Bước 2.Thựchiệnphẫu thuật: Xử lý mô nhẹ nhàng, vô trùng nghiêm ngặt, cầm

máu tỉmỉ.

- Vị trí mổ: Đườngtrắng, trên rốn 2-3cm.

- Rạch da: Tiến hành rạch da tại vị trí mổ, lần lượt các lớp cho đến khi thấy bộclộ xoang bụng, nhẹ nhàng lôi ruột ra phía ngoài xoang bụng.

- Tiến hành khâu nối ruột:

+ Xác định đoạn cắt bỏ bằng 2 kẹp mô Babcook hoặc clamp ruột không sang chấn. Bày đoạn ruột dự định cắt bỏ và màng treo ruột theo hình rẻ quạt để quan sát và đánh giá kỹ mạch máu liên quan.

+ Rạch nếp phúc mạc trên màng treo ruột theo hình chữ V, thắt từng nhánh mạch máu riêng lẻ (dùng chỉ Black silk 00).

* Lưu ý: nếu không thấy rõ các nhánh của mạch máu mạc treo thì nên cắt mạc treo sát bờmạc treo ruột

+ Kẹp2 đầuđoạnruột bỏbằng clamp ruột sang chấn (clam chết), giữ2 đầu

ruột còn lại bằng các mũi khâu chờ hoặc bằng kẹp (Babcook hoặc clamp không sang chấn).

+ Tiến hành cắt ruột bằng dao điện hoặc bằng kéo sát phía ngoài clamp

chết. Đảm bảo 2 đầu ruột sắp được khâu nối không bị thiếu máu, không chảy

máu, và 2 đầuruột được áp tốt vào nhau và phảithuận chiều với nhau (không bị vặnxoắn). Trước tiên đặt 2 mũi khâu ởbờmạc treo và bờđốidiện. Các mũi khâu từ ngoài vào đến lớp dưới niêm mạc (chú ý không xuyên qua niêm mạcruột). Bắt đầu khâu nối từbờruột xa nhất. Các mũi khâu cách nhau khoảng 0,5cm bằngchỉ tiêu Vicryl đa sợi 000. Sau khi khâu hết mặt trước, cắtchỉ nhưng chừa lại 2 nút chỉ ở 2 bờ. Dùng 2 nút này xoay ruột để mặt sau ra trước, sau đó tiếp tục khâu nốimặt sau ruột.

Sau khi khâu xong, thử xem ruột có xì hay không (thử bằng nước), nếu tốt thì bắtđầu khâu khép liền màng treo ruột.

Hình 4.3. Các bước khâu nối ruột

Nguồn: Theresa (2015)

+ Vệ sinh ruột và màng treo ruột: Vệ sinh bằng dịch truyền Ringer Lactac

hoặc NaCl 0.9% ấm. Sau đóđưaruột về vị trí ban đầu trong xoang bụng.

- Khâu vết mổ: Khâu 3 - 4 lớp:

+ Lớp 1: Dùng chỉ tiêu khâu lớp phúc mạc. Khâu mũi đơn hoặc khâu liên tục và khâu đính thêm một số mũi đơn cách đều để tránh bục chỉ đảm bảo khép kín xoang phúc mạc, tạo điều kiện lành vết mổ.

+ Lớp 2: Dùng chỉ tiêu khâu liên tục các lớp dưới da.

+ Lớp 3: Dùng chỉ tiêu khâu liên tục lớp ngay dưới da để ép mép vết mổ trên da.

+ Lớp 4: Dùng chỉ không tiêu khâu đơn mũi lớp da.

- Vệ sinh: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ, sấy khô vùng lông da có thể bị dính

dịch máu trong quá trình phẫu thuật trước khi chuyển sang phòng hậu phẫu. Khi

đã chuyển ra phòng hậu phẫu: Giữ ấm, theo dõi nhiệt độ 15 phút/lần và quá trình tỉnh mê.

4.4.2.4. Hậu phẫu

- Con vật sau phẫu thuật cho vận động nhẹ nhàng.

- Nếu không phải cắt nối ruột có thể cho ăn sau 2 -3 ngày phẫu thuật, nếu

- Cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng, cho ăn thành nhiều bữa. Tránh các thức ăn nhiều xơ, nhiều béo và các chất kích ứng. Cho ăn thêm gel dinh dưỡng và men tiêu hóa.

- Vệ sinh và sát trùng vết mổ hàng ngày bằng Betadine. Theo dõi con vật

hàn ngày, nếu cần phải đeo loa chống liếm..

Sau phẫu thuật tiếp tục liệu trình (từ 5-ngày) tiêm kháng sinh, kháng viêm,

giảm đau, bổ trợ.

4.4.2.5. Kết quả

Ca phẫu thuật thành công, con vật khỏe mạnh và quay lại cắt chỉ sau 7 ngày.

Một phần của tài liệu Áp Dụng Phương Pháp X- Quang Trong Chẩn Đoán Một Số Bệnh Ở Xoang Bụng Trên Thú Cảnh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)