Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Ứng dụng X-Quang trong chẩn đoán bện hở một số cơ quan trong xoang
2.3.4. Chẩn đoán bện hở ruột
2.3.4.1. Bệnh tắc ruột
Bệnh tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông trong lòng ruột và là bệnh lý điều trị cấp cứu ngoại khoa. Có 2 loại tắc ruột là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng.
- Nguyên nhân của tắc ruột là do ruột không co bóp được gọi là liệt ruột
như tổn thương thần kinh sau chấn thương tủy sống, liệt ruột sau mổ, phản ứng viêm phúc mạc, viêm tụy cấp,…
- Nguyên nhân của tắc ruột cơ học là do lòng ruột bị bít lại. Tắc ruột cơ học
xuất hiện nhiều ở ruột non, thường ở hồi tràng.
Theo nghiên cứu của Lappas & cs. (2014), hai tiêu chí để xác định tình
trạng tắc ruột cao là sự hiện diện của mực nước- hơi trong các quai ruột non, quai
ruột giãn hơn 25mm.
+ Tắc ruột non: mực nước hơi có đặc điểm chân rộng nhưng vòm thấp, phân bố vùng giữa bụng, như bậc thang. Không thấy bóng hơi trong ruột già.
+ Tắc đại tràng: mực nước hơi có chân hẹp nhưng vòm cao, phân bố theo chu vi bụng, bóng hơi rất to.
- Hướng điều trị: X-quang bụng được chỉ định đầu tiên khi nghi ngờ tắc
ruột. Có ít nhất 2 loại phim X-quang được yêu cầu là bụng nằm và bụng đứng.
Trong các trường hợp tắc đơn giản, X-quang bụng đứng chính xác hơn. Tuy
nhiên tỉ lệ chẩn đoán thất bại khoảng 30%. X-quang là phương tiện hình ảnh khá
đơn giản nhằm xác định tình trạng tắc nghẽn đơn thuần. Trong một số trường
Hình 2.10. Hình ảnh Chó bị tắc ruột
Nguồn: Bệnh viện Thú y Việt Trì PET+
2.3.4.2. Bệnh lồng ruột
Bệnh lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột
khác. Trong trường hợp cấp tính ruột bị nghẹt nhanh chóng sau đó hoại tử nên cần chẩn đoán nhanh.
- Triệu chứng:Đau đớn, bỏ ăn, đi ngoài ra máu,…
- Hướng điều trị: Sử dụng X-quang barium có hiệu quả cao trong trường hợp này. Tùy theo vị trí khối lồng khi thuốc dừng lại và tình trạng khối lồng phù
nề ít hay nhiều. Những hình ảnh này không bền, thay đổi theo sự dịch chuyển của
khối lồng và mỗi lần dừng lại của thuốc cản quang. Phương pháp điều trị thích
hợp nhất là phẫu thuật, do có thể các khối ruột lồng vào nhau lâu, ruột co bóp
nhiều dẫn đến hoại tử phần ruột bị lồng.
Hình 2.11. Hình ảnh Chó bị lồng ruột
2.3.4.3. Bệnh xoắn ruột
Bệnh xoắn ruột xảy ra khi 2 đoạn ruột xoắn vào với nhau gây tắc nghẽn đường ruột, ứ đọng thức ăn, gây tắc nghẽn, giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử và nguy hiểm đến tính mạng.
- Nguyên nhân:Do vận động quá mạnh, con vật bị kích thích mạnh,...
- Triệu chứng: Đau dữ dội, bụng căng do chướng hơi, nôn mửa, lúc đầu táo
bón nặng sau đó tiêu chảy, ấn vào vùng bụng càng đau. Chụp X-quang cho thấy
tạng dãn chứa đầy hơi, nằm lạc chỗ, có thể thấy thức ăn bị ứ tắc hoặc không tắc gần, phụ thuộc vào độ trầm trọng của xoắn.
Chẩn đoán xoắn ruột thường được khẳng định bằng cách chụp X-quang
barium, sau khi bơm thuốc cản quang vào, đợi đến khi thuốc chảy xuống vị trí xoắn. Các hình ảnh điển hình của xoắn trên phim là hình mỏ chim ở ngang mức xoắn.
Hình 2.12. Hình ảnh tắc ruột không hoàn toànở chó trên phim X-quang,
ruột chứa quá nhiều phân không tiêu