Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 31)

2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước

* Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn)

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [13], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như: Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella…

Đặng Xuân Bình và cs. (2007) [2], đã nghiên cứu tình hình nhiễm Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn cho biết: lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể và các tác giả cũng đã phân lập được vi

khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%, trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs. (2012) [7], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.

Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [33], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, Salmonella và Clostridium.

Trần Đức Hạnh (2013) [8], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết

giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [6], đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: Ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%.

Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [32] đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4] cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], đã chỉ ra rằng khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do vi rút, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

* Bệnh viêm khớp

Theo Phạm Sỹ Lăng (2007) [14], ở Việt Nam, đã phát hiện bệnh liên cầu khuẩn tại trại Cầu Thị - Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn xảy ra ở hầu hết các trại chăn nuôi tập chung trong những năm 70 - 80 đã cho thấy vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus, S. suis và Diplococcus là

các nguyên nhân chính gây bệnh cầu khuẩn ở lợn, với các triệu chứng sốt cao, chết đột ngột, khớp chân bị sưng to, liệt chân. Kết quả phân lập vi khuẩn đã cho thấy vi khuẩn S. suis chiếm tỷ lệ cao nhất 60% tiếp đến là Diplococcus 33% và Staphylococcus aureus 7%.

Theo nghiên cứu của Viện Thú y Quốc gia đã phân lập được 35 serotype, trong đó serotype 2 có 8 chủng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 cho đến nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn S. suis gây ra trên lợn ở Việt Nam, các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được xác định Đặng Văn Kỳ (2007) [11]. Trịnh Phú Ngọc (2001) [18], đã tiến hành phân lập vi khuẩn S. suis từ 105 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm được lấy từ các cơ quan, phủ tạng khác nhau của lợn ốm, khỏe và giết mổ, tỷ lệ phân lập bình quân chung là 52,9%.

2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

* Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn)

Theo Katri Levonen (2000) [42], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Kataoka Y và cs. (1996) [41] và nhiều tác giả khác cho rằng, vi khuẩn Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Higgins và cs. (2002) [40] cho biết: các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi và thường dẫn đến chết đột ngột.

Ở các nước Bắc Mỹ, các báo cáo đều chỉ ra rằng S. suis là vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ những lợn bị viêm phổi. Những năm sau đó, các nghiên cứu từ Anh lại kết luận rằng vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây bại huyết, viêm não và viêm đa khớp, ít khi gây viêm phổi. Một nghiên cứu ở Nhật giữa 1987 và 1991 đã cho biết kết quả là 38% số chủng S. suis phân lập được từ lợn bị viêm não và 33% từ lợn bị viêm phổi theo Kataoka và cs. (1996) [41] cho biết.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn

Smith và Halls (1967) [45] thông báo, có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của 2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST) chịu được nhiệt lớn hơn 10000C trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 6000C trong 15 phút.

Glawisching và Bacher (1992) [39] lại xác định, Clostridium perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.

Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita và Nakai (1993) [36], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Vi khuẩn S. suis được biết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lây lan ở lợn. Các bệnh thường gặp như: viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi. Đôi khi chúng còn kết hợp với bệnh ở một số loài vật khác và cả ở người theo Anton và cs. (1994) [37].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng thực hiện

- Đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Bùi Mạnh Cường – Thuận Thành -Bắc

Ninh

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: Trang trại Bùi Mạnh Cường – Thuận Thành -Bắc Ninh

- Thời gian thực tập: 14/12/2020 đến 1/6/2021. 3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt nuôi theo kiểu chuồng kín tại trại.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn thịt - Chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại.

- Thực hiện một số công tác chăn nuôi khác theo kế hoạch của cơ sở.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = số lợn mắc bệnh x 100 số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: Tỷ lệ lợn khỏi (%) = số lợn khỏi bệnh x 100 số lợn điều trị - Tỷ lệ chết: Tỷ lệ lợn chết (%) = số lợn chết x 100 số lợn mắc bệnh

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trang trại Bùi Mạnh Cường, em tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại và Công ty deheus , kết hợp với theo dõi trực tiếp trên đàn lợn thịt của trại.

* Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn tại trang trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty deheus cung cấp

. Tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi. Gồm các loại:3810;3840S ; 3840;3540. được sử dụng cho từng tuần tuổi khác nhau của lợn.

* Phương pháp phòng bệnh cho đàn lợn

- Quy trình vệ sinh, phòng bệnh

+ Buổi sáng: Kiểm tra tổng thể chuồng, ghi nhiệt độ. Đẩy phân, xả máng, quét nền, mạng nhện, cửa sổ, hành lang chuồng. Trong quá trình dọn chuồng nếu phát hiện lợn ốm phải đánh dấu ngay. Đổ thức ăn cho ăn xong rồi điều trị lợn ốm. Phun sát trùng chuồng nuôi trước khi ra khỏi chuồng.

+ Buổi chiều: Kiểm tra tổng thể chuồng, cào và quét phân, xả máng, đổ thức ăn cho lợn ăn, điều trị lợn ốm phát sinh. Điều chỉnh quạt, giàn mát và đèn trước khi ra nghỉ.

+ Chuồng được phun vôi hành lang mỗi buổi chiều khi xong việc. +Mỗi chuồng sẽ có 1 hố sát trùng bằng vôi 2-3 ngày thay 1 lần

- Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn. + Vệ sinh cầu cân.

+ Rắc vôi và phun sát trùng khu vực quanh trại. + Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại. Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Xả xút vào chuồng (15p sau bắt đầu rửa sạch)

+Rửa sạch chuồng và máng ăn xong lại phun thêm 1 lớp vôi

+ Cọ rửa sạch sẽ: trần chống nóng, giàn mát, quạt (che chắn củ mô tơ bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng, hành lang và cống thoát nước trong chuồng. Phun sát trùng hàng ngày

+ Xử lý tường, nền chuồng, song sắt, máng ăn. + Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không. + Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoặc thay mới.

+ Lắp dặt quây úm, lồng úm, bạt úm, bóng điện úm chờ lứa mới. - Vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Vệ sinh quét lại nền chuồng các ô 1 lần để tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến lợn con. Phun sát trùng toàn bộ chuồng nuôi bằng thuốc omicide với tỉ lệ 1/3200.

- Chuẩn bị 4 ván gỗ kích thước 1,2 m × 1 m để chắn các cửa để lùa lợn nhập vào đúng ô muốn nhốt.

- Chuẩn bị đá nhỏ cài núm uống để cho lợn con biết vị trí uống nước. - Thắp sẵn bóng úm ở các ô chuẩn bị đưa lợn vào trước 2 tiếng, điều chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn dây điện và bóng điện.

- Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ hệ thống quạt.

- Khi lợn nhập về hành lang đuổi khéo từ từ dùng ván chắn vào vị trí ô lớn trên đầu rồi tiến hành lọc lợn theo đúng kích cỡ.

- Rắc chút cám vào mép cửa chuồng, lồng úm để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin

Quy trình tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn thịt luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật và đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn với mục đích tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Lịch phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc-xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi Loại vắc-xin Đường đưa vắc-xin Liều dùng Phòng bệnh

5 PRRS Tiêm bắp 1ml/con Tai xanh

6 CSF1 Tiêm bắp 1ml/con Dịch tả (lần 1) 7 AD+FMD1 Tiêm bắp 2ml/con Giả dại + Lở mồm long

móng (lần 1) 9 CSF2 Tiêm bắp 2ml/con Dịch tả (lần 2)

- Phương pháp xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn thịt, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như: trạng thái cơ thể, bộ phận mắt, mũi, da, chân của lợn...

- Lợn khỏe:

+ Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích đi lại xung quanh chuồng.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38oC, nhịp thở 8 - 18 lần/phút. + Mũi ướt, không chảy dịch nhày.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo bón hoặc lỏng. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm:

+ Trạng thái chung: ủ rũ, lười vận động, lông xù, kém ăn hoặc không ăn. + Nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 39,5 - 40oC.

+ Lợn bị đau chân, sưng khớp, thường đi lại khó khăn. + Mắt có nhử, mũi có dịch nhầy chảy ra.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

+Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2010 trên

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại lợn bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 31)