Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong văn chương

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ xuân quỳnh (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong văn chương

Tín hiệu thẩm mĩ trong một tác phẩm văn chương là chìa khóa để mở ra bí ẩn của nội dung, nghệ thuật. Đối với tác phẩm văn chương, hình thức vật chất của tín hiệu thẩm mĩ chính là ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ mà các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nền văn hóa dân tộc được người cầm bút quan sát, chiêm nghiệm và phát hiện ra ý nghĩa thẩm mĩ tiềm tàng ở chúng từ đó họ biến chúng trở thành những tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm của mình. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ cho phép chứa đựng trong mỗi ngôn từ của tác phẩm một phạm vi nào đó của đời sống hiện thực. Tuy nhiên thì không thể đồng nhất tín hiệu thẩm mĩ với tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương bao giờ cũng có hình thức vật chất của nó, đó là hình thức ngôn ngữ. Các yếu tố hiện thực được đưa vào tác phẩm với vai trò là những tín hiệu thẩm mĩ bao giờ cũng

được diễn đạt bằng các tín hiệu ngôn ngữ. Nhưng ngược lại những tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên ngay khi sử dụng vào tác phẩm cũng chưa hẳn đã làm thành tín hiệu thẩm mĩ.

Mỗi tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương đều có ý nghĩa và chức năng của nó. Bản chất đặc biệt của loại tín hiệu này thể hiện trên các phương diện cái biểu hiện và cái được biểu hiện có quan hệ có thể giải thích được. Tín hiệu thẩm mĩ của tác phẩm văn chương có tính ước lệ - gián tiếp - phi vật thể. Do vậy, chỗ mạnh của nó là gợi ra các hiện tượng hết sức phong phú, sâu sắc về đối tượng. Lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ được vận dụng để nghiên cứu tác phẩm văn chương, xem như một con đường tìm hiểu, phân tích tác phẩm. Người viết sử dụng các biểu tượng, các tín hiệu thẩm mĩ để tăng cường sức biểu hiện và phản ánh, đưa đến nhiều giá trị mới mẻ. Tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương gắn với yếu tố thời gian, không gian, hình tượng nhân vật, tạo ra những giá trị biểu nghĩa phong phú, do đó chức năng thẩm mĩ của tác phẩm được nâng cao rõ rệt.

Trong văn chương, sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng được xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Khác với thời gian khách quan, thời gian trong tác phẩm văn chương có thể đảo ngược về quá khứ hay có thể vượt lên tới tương lai. Thời gian trong văn chương được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức như sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia ly, mùa này, mùa khác. Phạm trù thời gian trong văn chương sẽ cung cấp một cơ sở để phân tích nội dung, tư tưởng của tác giả gửi vào trong tác phẩm của mình.

Về các tín hiệu thẩm mĩ thời gian đó là những sự vật, hiện tượng hay một hình ảnh nào đó mang những thuộc tính của thời gian ( thời gian trôi đi nhanh, chậm, thời gian đó có thể là quá khứ, hiện tại, tương lai). Trong văn chương thì các tín hiệu thẩm mĩ thời gian trước hết đó là những tín hiệu ngôn

ngữ có trường nghĩa biểu vật về thời gian một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chúng tôi đã nói về từ ngữ biểu thị thời gian ở trên, được đưa vào trong tác phẩm nhưng không biểu đạt ý nghĩa đơn thuần như ý nghĩa vốn có của những đơn vị thời gian đó mà nó đã được người cầm bút khái quát hóa, trở thành một đại lượng thời gian trong tâm tư, tình cảm của riêng tác giả chứ nó không phải là thời gian của chung tất cả mọi người ( thời gian vật lí, thời gian tự nhiên). Lúc này những tín hiệu ngôn ngữ đó đã mang một ý nghĩa khác, không còn là nó nữa (ý nghĩa thẩm mĩ) nhằm phản ánh một nội dung tư tưởng nào đó của riêng tác giả muốn gửi gắm.

Những tín hiệu thẩm mĩ thời gian có thể được cấu tạo như là một từ, cụm từ, câu hay liên câu. Có một số tín hiệu ngôn ngữ biểu thị về thời gian khi đưa vào trong tác phẩm văn chương thì bản thân nó đã có thể trở thành một tín hiệu thẩm mĩ thời gian. Tuy nhiên cũng có một số tín hiệu ngôn ngữ biểu thị về thời gian nhưng phải kết hợp với những tín hiệu ngôn ngữ xung quanh nó, kết hợp với ngữ cảnh thì mới có thể trở thành tín hiệu thẩm mĩ về thời gian.

Ví dụ như trong câu thơ của Xuân Quỳnh:

Dưới một trời phượng đỏ Trong những ngày đạn bom Vẫn có những người con Mong tới ngày họp mặt

( Thành phố quê anh)

Ở đây chúng ta có tín hiệu thẩm mĩ thời gian là “ngày họp mặt”. Nếu để riêng tín hiệu “ngày” thì bản thân nó là một tín hiệu ngôn ngữ biểu thị về thời gian chứ chưa thể là một tín hiệu thẩm mĩ thời gian. “Ngày” phải kết hợp với “họp mặt” để trở thành tín hiệu thẩm mĩ thời gian biểu thị về thời gian của

sự đoàn tụ, thống nhất giải phóng miền Nam chứ không phải biểu thị về thời gian nào đó để mọi người có thể gặp mặt nhau ( ý nghĩa ngôn ngữ).

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan niệm rằng chỉ có những thực từ mới có thể trở thành những tín hiệu thẩm mĩ thời gian còn những hư từ thể hiện ý nghĩa thời không thể trở thành tín hiệu thẩm mĩ thời gian được như các từ

bỗng, lúc, khi, chợt, vừa, mới, sắp, từng…bởi chúng không có chức năng định

danh, không có khả năng độc lập làm thành thành phần câu mà chúng chỉ được dùng để biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ trong câu mà thôi.

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THỜI GIAN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

Từ những lí luận về tín hiệu thẩm mĩ mà chúng tôi đã trình bày ở chương 1, ở chương 2 này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ Xuân Quỳnh và rút ra những đặc điểm của những tín hiệu thẩm thời gian đó về mặt cấu tạo.

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ xuân quỳnh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)