Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ ghép

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ xuân quỳnh (Trang 33 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ ghép

Các từ là từ ghép biểu thị thời gian trong thơ Xuân Quỳnh chiếm một số lượng khá lớn với 37 từ với 264 lần xuất hiện. Tuy nhiên thì trong 37 từ ghép đó chỉ có 20 từ là tín hiệu thẩm mĩ thời gian chiếm 54,05% trong tổng số 37 từ ghép với 47 lần xuất hiện. Trong đó có các tín hiệu thẩm mĩ thời gian

như: ngày đêm, tuổi thơ, tuổi trẻ, mùa xuân, ngày xa, ngày qua, mùa thu, mùa

đông, ngày mai, ngày xưa, giây phút, ngày ấy, thuở nhỏ, năm tháng, thơ trẻ, ngày trước, sớm trưa, ngày tháng, ngày nao, quá khứ, buổi chiều, muôn thuở, tiếng ve, mùa hạ…

Bảng 2.1.2: Bảng thống kê các tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ ghép

STT Tín hiệu thẩm mĩ Số lần

xuất hiện

Tỉ lệ % xuất hiện của từng tín hiệu thẩm mĩ so với tổng số 47 lần xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thời gian là từ ghép 1 ngày đêm 1 2,12 2 tuổi thơ 5 10,63 3 tuổi trẻ 2 4,25 4 mùa xuân 1 2,12 5 mùa thu 1 2,12 6 mùa đông 1 2,12 7 ngày mai 6 12,76 8 ngày xưa 5 10,63 9 tiếng ve 1 2,12 10 mùa hạ (mùa hè) 2 4,25 11 quá khứ 7 14,89

12 năm tháng 6 12,76 13 giây phút 2 4,25 14 thơ trẻ 1 2,12 15 ngày trước 1 2,12 16 sớm trưa 1 2,12 17 ngày sau 1 2,12 18 buổi chiều 1 2,12 19 ngày tháng 1 2,12 20 giờ phút 1 2,12 Tổng số 47 100

ngày đêm: “Ngày đêm” xuất hiện một lần.

- Nghĩa từ điển: “ Ngày cũng như đêm, liên tục, không ngừng” [ 31, tr. 410].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian liên tục đằng đẵng.

Ví dụ : Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

( Sóng)

tuổi thơ: “Tuổi thơ” xuất hiện 5 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “ Độ tuổi còn nhỏ, còn non dại” [ 31, tr. 1365].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Quãng đời niên thiếu của Xuân Quỳnh.

Ví dụ : Em gửi lại cho anh tất cả

Thành phố tuổi thơ vỉa hè đã cũ

( Em có đem gì theo đâu)

Dưới mái nhà thầm lặng

Nghe gió mạnh về xô Niềm xào xạc của lá Nghe hạt mưa nho nhỏ Từng động lòng tuổi thơ

( Mái phố)

Tôi không có một căn phòng

Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ

( Thơ viết tặng anh)

Tôi trở về tìm lại tuổi thơ

Hoa sấu rụng bên trái nhà đã cũ

( Những năm tháng không yên)

Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà

Chuyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Những năm tháng không yên)

tuổi trẻ: “Tuổi trẻ” xuất hiện 2 lần trong thơ Xuân Quỳnh. Cả 2 lần đều là những tín hiệu thẩm mĩ.

- Nghĩa từ điển: “Độ tuổi thanh niên, thiếu niên” [ 31, tr. 1365].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Toàn bộ quãng đời trẻ trung sôi nổi của Xuân Quỳnh.

Ví dụ : Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn hết

Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Qủa ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa

( Mùa hạ)

Trong giấc mơ đêm đêm

Lại mơ về tuổi trẻ

( Hoa ti gôn) mùa xuân: “Mùa xuân” xuất hiện 1 lần.

- Nghĩa từ điển: “ Phần của năm, phân chia theo những đặc điểm về thiên văn, là mùa đầu tiên trong năm” [ 31, tr. 831].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Những ngày tháng ngập tràn hạnh phúc của Xuân Quỳnh.

Ví dụ : Sao không là mười lăm

Sao không hai mươi tuổi Em năm nay mười bảy Vừa mừng lại vừa lo Sáng nay bừng mắt ra Gặp mùa xuân trước nhất

( Mười bảy tuổi)

mùa thu: “Mùa thu” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.

- Nghĩa từ điển: “Phần của năm, phân chia theo những đặc điểm về thiên văn” [ 31, tr. 831].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian chứa đựng những kỷ niệm đáng nhớ riêng của Xuân Quỳnh.

Ví dụ: Em xao xuyến trong lòng

Nhớ về nơi ta ở

Mùa thu vàng đường phố Lá bay đầy lối qua

( Sân ga chiều em đi)

mùa đông: “Mùa đông” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh. - Nghĩa từ điển: “Phần của năm, phân chia theo những đặc điểm về thiên văn” [ 31, tr. 831].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian chứa đựng những kỷ niệm ám ảnh trong tâm tưởng của Xuân Quỳnh.

Không đủ chăn trằn trọc suốt mùa đông

( Những năm ấy)

ngày mai: “Ngày mai” xuất hiện 7 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ.

- Nghĩa từ điển: “Ngày liền sau ngày hôm nay” [ 31, tr. 861].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian ở phía trước không xác

định được một cách cụ thể, gắn liền với những gì đang chờ đợi, đang được hình dung từ điểm nhìn thực tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Anh không ngủ được anh yêu

Nghe chi con lũ đang chiều nước dâng Ngày mai cây lúa lên đòng

Lại xanh như đã từng không mất mùa

( Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Mải nghĩ đến bây giờ, mải nghĩ đến ngày mai

( Những năm ấy)

Nhớ các em dẫu chưa hề gặp Hẹn các em ngày mai sum họp

( Cột đèn góc phố)

Nếu ngày mai tôi không làm thơ nữa Chắc tôi xa thành phố, nhớ nhiều hơn

( Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân)

Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống trở về bình yên

Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc

( Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

Trong lòng mình khi tình ái đã đi qua

( Không đề IV)

ngày xưa: “ Ngày xưa” xuất hiện 5 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “ Thời gian đã qua, cách ngày nay rất lâu” [ 31, tr. 862] - Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng thời gian chứa đựng những kỷ niệm đã qua.

Ví dụ: Đêm phố huyện lại nhớ về phố huyện

Phố huyện nào anh ở những ngày xưa

( Phố huyện)

Đến phố huyện lại nhớ về phố huyện Thôi chớ buồn những chuyện tự ngày xưa

( Phố huyện)

Về đâu rồi cô bé ngày xưa

Mười sáu tuổi đâu rồi năm tháng cũ

( Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi)

Bài hát nói về bao điều khao khát Vẫn tình yêu muôn thuở tự ngày xưa

( Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi)

Hoa tường vi của những ngày xưa Tôi vẫn nhớ một màu mây phiêu lãng

( Hoa tường vi) tiếng ve: “Tiếng ve” xuất hiện một lần.

- Nghĩa từ điển: “ Tiếng kêu của con bọ có cánh trong suốt, con đực kêu ve ve về mùa hè” [ 31, tr. 1415]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Mùa hạ nồng nàn còn vương vất trong trời thu.

Tiếng ve nào còn sót trong lùm cây

( Hoa dại núi Hoàng Liên)

mùa hạ: “Mùa hạ” xuất hiện 2 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “Phần của năm, phân chia theo những đặc điểm về thiên văn” [ 31, tr. 831].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Quãng thời gian ấm áp nồng nàn đã qua của Xuân Quỳnh.

Ví dụ: Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa

Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn hết

( Mùa hạ)

quá khứ: “Qúa khứ” xuất hiện 7 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “ Thời gian đã qua, thuộc về dĩ vãng” [ 31, tr. 1026].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Một đại lượng chứa đựng nỗi đau đã qua, không

thời gian, không còn ý nghĩa gì hết.

Ví dụ: Phố xá xanh trong chiều dậy gió

Phông màn nhung quá khứ của đời em

( Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi)

Những vui buồn khát khao đã từng qua

Cửa bệnh viện ngoài kia là quá khứ

…………

Quá khứ em không chỉ ngày xưa

Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ

( Thời gian trắng)

Như chưa hề có nỗi đau xưa

Một quá khứ ra đi cùng gió thổi Thời gian trôi ký ức sẽ phai nhòa

( Lại bắt đầu)

Lúc anh đến anh đi thành quá khứ

Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa

( Thời gian trắng)

Quá khứ của em ngoài cánh cửa

Gương mặt anh, gương mặt các con yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Thời gian trắng)

Ngoài cánh cửa với em là quá khứ Còn hiện tại với em là nỗi nhớ

( Thời gian trắng)

năm tháng: “Năm tháng” xuất hiện 6 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “ Khoảng thời gian dài không xác định, thường là trong quá khứ” [ 31, tr. 847].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Sự chuyến biến của dòng chảy thời gian, thời gian

của chiến tranh tàn khốc.

Ví dụ: Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc

( Bàn tay em)

Anh nói cùng em

Những năm tháng không yên Cây rừng ngã, cây rừng lửa cháy Chất độc Mỹ trải đầy nương rẫy

Những đám mây mang hình nấm chết người

( Những năm tháng không yên)

Những nhà máy bom thù giội vỡ

( Những năm tháng không yên)

Năm tháng đi qua những khu nhà dựng dở Những ngã tư đèn đỏ với đèn xanh

( Những năm tháng không yên)

Năm tháng đi qua cùng với tuổi thơ mình Chiếc huy hiệu đã thay khăn quàng đỏ

( Những năm tháng không yên)

Biết bao năm tháng đi qua

Dẫu biển đã trải nhiều chiến trận Chưa bao giờ biển mang thương tích Mảnh đạn bom biển giấu tận lòng sâu

( Biển)

giây phút: “Giây phút” xuất hiện 2 lần trong thơ Xuân Quỳnh với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ thời gian.

- Nghĩa từ điển: “ Khoảng thời gian hết sức ngắn” [ 31, tr. 516].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời gian tâm trạng, thời gian hạnh phúc lứa đôi.

Ví dụ: Một bên biển, một bên anh

Em yêu giây phút chúng mình có nhau

( Tình ca trong lòng vịnh)

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim đập chẳng vì anh

( Chỉ có sóng và em) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thơ trẻ: “Thơ trẻ” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.

- Nghĩa từ điển: “ Còn bé nhỏ, thơ dại” [ 31, tr. 1227].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Tuổi trẻ thơ ngây của Xuân Quỳnh.

Những thành phố tình yêu thời thơ trẻ

( Thương về ngày trước) ngày trước “Ngày trước” xuất hiện một lần.

- Nghĩa từ điển: “ Thời gian đã qua, cách thời gian nay tương đối lâu”

[ 31, tr. 826].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: : Qúa khứ của anh, của em khi “anh” chưa có “em”.

Ví dụ: Dẫu bây giờ em đã ở bên anh

Chung lo lắng chung buồn vui mơ ước Em vẫn cứ thương về ngày trước Người yêu em thuở ấy có em đâu

( Thương về ngày trước)

sớm trưa:. “Sớm trưa” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh. - Nghĩa từ điển: Như sớm tối, khoảng thời gian sớm cũng như tối,

suốt ngày [ 31, tr. 1119].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Những thời điểm bị ám ảnh bởi cái đói.

Ví dụ: Bao gạo quàng vai trong cơn đói sớm trưa

( Thương về ngày trước)

ngày sau: “Ngày sau” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh. - Nghĩa từ điển: “ Ngày sẽ tới trong tương lai” [ 31, tr. 861].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời gian vĩnh cửu.

Ví dụ : Đời sống chẳng vô cùng em biết Câu thơ đâu còn mãi ngày sau

( Nói cùng anh) buổi chiều: “Buổi chiều” xuất hiện một lần.

- Nghĩa từ điển: “ Khoảng thời gian trong ngày chia theo trình tự tự

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời điểm của sự đoàn tụ, cân đong về hạnh phúc.

Ví dụ: Tôi đã qua biết mấy buổi chiều

Bao hồi hộp lo âu và hạnh phúc

( Thơ tình cho bạn trẻ)

ngày tháng: “Ngày tháng” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh. - Nghĩa từ điển: “Khoảng thời gian trong quá khứ nhưng là nhiều

ngày, nhiều tháng” [ 31, tr. 862].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Sự chuyển biến của dòng chảy thời gian.

Ví dụ : Bao ngày tháng đi về trên mái tóc

Chỉ là em đã khác với em xưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Hoa cúc)

giờ phút: “Giờ phút” xuất hiện một lần trong thơ Xuân Quỳnh.

- Nghĩa từ điển: “ Khoảng thời gian ngắn được tình bắng giờ, bằng phút” [ 31, tr. 523].

- Ý nghĩa thẩm mĩ: Thời gian tâm trạng của Xuân Quỳnh.

Ví dụ: Đến nao lòng là giờ phút chia tay

Con sông cũ mảnh vườn xưa ngày cũ

( Cố đô)

Một phần của tài liệu Tín hiệu thẩm mĩ thời gian trong thơ xuân quỳnh (Trang 33 - 43)