- Dụng cụ này có thể rất hữu ích để phân biệt được xác tàu đắm hay là đá mồ côi dưới đáy biển.
- Hệ thống từ kế được sử dụng đồng thời với hệ thống quét sonar phụ. - Cường độ từ trường của hệ thống có khả năng phát hiện một khối kim loại dưới đáy biển.
- Nhiều từ kế được thiết kế để kéo theo sau tàu và rất gần đáy biển. 4.1.6. Các phương pháp khác
- Máy hồi âm đơn tia (SBES) - Hệ thống Lidar
- Hệ thống từ kế đặt trên máy bay - Sonar đặt phía trước tàu biển (FLS) - Phương pháp dây quét
- Phương pháp tàu khảo sát tự động điều khiển từ xa - Thợ lặn
4.2. Phân loại đáy biển
Ba yêu cầu phân loại đáy biển: biểu đồ hàng hải, phục vụ thương mại và môi trường, phục vụ quân sự.
Biểu đồ hàng hải: Đây là phương pháp phân loại tương đối đơn giản, sử dụng biểu đồ hàng hải chủ yếu là mục đích dẫn đường. Thủy thủ sử dụng biểu đồ hàng hải với mục đích:
- Tìm nơi neo đậu;
- Loại cầu tàu và nơi đó có bao nhiêu chỗ neo đậu - Giúp đánh giá mức an toàn neo đậu
- Khả năng cung cấp một tư vấn dẫn đường
Thương mại - Môi trường: Một phân loại chi tiết hơn, thường sử dụng phần mềm xử lý với mục đích:
- Xác định địa điểm các giàn khoan dầu, đèn biển hoặc đèn hiệu trên biển, các đê biển.
- Thăm dò khoáng sản; - Đánh bắt thủy hải sản.
Quân sự: Đây là sự kết hợp của bồn loại hình cơ bản về đáy biển với dữ liệu chi tiết và bổ sung các thuộc tính. Quân đội cần các thông tin này để:
- Tiến hành hoạt động đổ bộ;
- Có biện pháp đối phó chống đổ bộ, hoặc sử dụng địa hình để phòng thủ quốc phòng;
- Thủy lôi và chống thủy lôi; - Hiệu suất âm thanh sonar. 4.2.1. Bản chất đáy biển
Đáy biển được hình thành từ đá và các loại thực phủ. Lớp đất đáy biển được hình thành từ hai nguồn chính:
- Vật chất xói mòn từ đất liền cuốn trôi ra biển, và sự xói mòn của bản thân đáy biển.
- Các quá trình sinh học sản xuất ra lượng trầm tích đáy biển được hình thành từ sự phân hủy động vật và thực vật trong lưu vực đại dương.
4.2.2. Các cảm biến dùng trong phân loại đáy biển- Máy quét sonar phụ. - Máy quét sonar phụ.
- Máy hồi âm đa tia. - Máy hồi âm đơn tia.
- Hệ thống Lidar đặt trên máy bay. - Hệ thống điện từ hàng không. - Viễn thám
CHƯƠNG V: DÒNG CHẢY VÀ THỦY TRIỀU 5.1. Thủy triều và mực nước
Thủy triều được quan sát tại bờ biển là kết quả của nhiều yếu tố, đó là phản ứng của lưu vực đại dương sản sinh ra lực kéo nước chảy theo một dòng. Sự biến động của thủy triều do hiệu ứng của vùng nước nông trong vịnh ven biển và các con sông, do hiệu ứng của thời tiết trong khu vực
5.1.1. Lực gây ra thủy triều
Nguồn gốc của lực tạo ra thủy triều dường như là sự xuất hiện của mặt trăng. Lực ly tâm: Tâm hấp dẫn của trái đất và mặt trăng (barycentre) nằm tại một điểm G cách khoảng 1700km bên dưới bề mặt trái đất, theo hướng mặt trăng, dọc theo một đường nối tâm mặt trăng với tâm trái đất.
Lực hấp dẫn: được tạo ra bởi sự thay đổi vị trí giữa các thiên thể từ nơi này đến nơi khác.
Lực thủy triều tại tâm trái đất: Trong hệ thống các thiên thể, lực ly tâm tác động lên trung tâm trái đất là do chuyển động quay xung quanh tâm G của nó. Tại điểm C, tâm trái đất, Fg và Fc bằng nhau về độ lớn và ngược hướng. Kết quả là lực thủy triều tại tâm trái đất bằng 0.
Lực kéo: lực thủy triều có độ lớn khoảng 1/9 triệu lực hấp dẫn của trái đất. Các lực thủy triều do đó, hoàn toàn không đủ sức kéo nước chống lại lực hấp dẫn của trái đất.
Lực thủy triều tại vỏ trái đất: lực thủy triều tạo bởi mặt trời là một tập hợp các lực hấp dẫn của mặt trời và lực ly tâm của trái đất, khi nó quay quanh một điểm trọng tâm nằm trong mặt trời. Do khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng (384 400 km) và đến mặt trời (150 000 000 km) rất khác biệt, cho nên lực thủy triều của mặt trăng lớn hơn 2,5 lần của mặt trời, cho dù khối lượng mặt trời lớn hơn mặt trăng nhiều lần.
5.1.2. Tính chất thủy triều
Thủy triều thực tế tại một điểm trên trái đất khác biệt đáng kể với lý thuyết của nó. Trước hết, nước là một chất lỏng, nên nó đáp ứng chậm một khoảng thời gian so với lực thủy triều tác động. Quan trọng hơn, trái đất không phải là một khối cầu trơn tru với nước bao phủ toàn bộ bề mặt của nó. Dòng thủy triểu ma sát với đáy dại dương, với lục địa và với các dòng chảy khác. Các hình dạng và độ sâu mỗi lưu vực đại dương lại khác nhau, làm ảnh hưởng tới dòng thủy triều.
Sự lên xuống của thủy triều không xảy ra với một tốc độ đồng đều. Bắt đầu với mức nước thấp, do dòng thủy triều mức nước dần tăng lên không ngừng trong khoảng 3 giờ đầu, nhưng sau đó giảm dần tốc độ cho tới khi mức nước đạt cao nhất. Điều này
gần đúng với đường hình sin trong toán học. Tuy nhiên, tại mỗi vị trí trên trái đất, đường hình sin cũng khác nhau. Số 3 ở đây có thể coi là đặc điểm có tính nguyên tắc của thủy triều. Số 3 là thời gian của thủy triều, phạm vi của thủy triều và các loại thủy triều. Dựa vào đồ thị lên xuống của thủy triều theo quãng thời gian 3 giờ, các cán bộ thủy văn phải xem xét từng đặc điểm để tính toán và áp dụng cho các công việc đo sâu hồi âm.
- Thời điểm thủy triều
- Biên độ của thủy triều: Hiệu ứng chu kỳ trăng, hiệu ứng thị sai, hiệu ứng trăng lệch.
- Các loại thủy triều
- Hiệu ứng của vùng lưu vực và ven biển 5.1.3. Nguồn sai số trong thủy triều và mực nước
- Các sai số do máy đo
- Các sai số trong tính toán mức chuẩn 0 của trạm nghiệm triều - Các sai số trong áp dụng vùng thủy triều
5.1.4. Những yêu cầu khi khảo sát thủy văn- Xác định tổng sai số - Xác định tổng sai số
- Nghiên cứu đặc điểm thủy triều, mức nước, khí tượng và môi trường hải dương học
- Kiểm soát trạm đo và độ cao mực nước của trạm đo trong vùng - Xây dựng sơ đồ vùng
- Phát triển các hoạt động thu thập dữ liệu, kiểm soát chất lượng, xử lý dữ liệu và phân tích
- Xác định mức triều cơ sở, mức triều tăng giảm và ước lượng mức sai số cuối cùng
5.1.5. Hệ thống đo mức nước tại Hoa kỳ
5.1.6. Xử lý dữ liệu
+ Xử lý dữ liệu + Chỉnh sửa dữ liệu
+ Tính toán mức trung bình
5.2. Dòng thủy triều và mực nước
5.2.1. Nguyên lý
Dòng thủy triều là chuyển động ngang của nước. Dòng thủy triều có thể được phân loại: thủy triều và không thủy triều. Dòng thủy triều là do tương tác hấp dẫn giữa mặt trời, mặt trăng, trái đất và là một phần của chuyển động chung của các đại dương, đó là kết quả trong sự gia tăng chiều cao và tràn xuống của triều. Dòng không thủy triều bao gồm các dòng chảy thường xuyên trong hệ thống tuần hoàn chung của biển, cũng như dòng tạm thời phát sinh từ biến đổi khí tượng.
Dòng chảy không phải thủy triều bao gồm: - Dòng lưu hành trên đại dương;
- Dòng xoáy, dòng ranh giới đông – tây, dòng xích đạo; - Dòng tuần hoàn nhiệt;
- Dòng theo gió mùa;
- Dòng triều giả do thay đổi áp suất khí quyển; - Dòng chảy sông và dòng thủy lực tại gần cửa sông. 5.2.2. Quan trắc dòng triều
Có hai phương pháp khác nhau để quan trắc dòng triều:
- Sử dụng phao Lagrange, thuốc nhuộm, thẻ trôi, thuyền trôi.
- Sử dụng phao hình phễu theo dòng và sử dụng thước mét Euler tại một địa điểm
Thiết bị Lagrange yêu cầu theo dõi nồng độ hoặc sự di chuyển vị trí của thẻ trôi theo thời gian, chúng rất hữu ích cho mô hình đường di chuyển, dự báo cho sự cố tràn dầu, hoặc cho các nghiên cứu về mô hình dòng chảy ở cửa sông. Thẻ trôi dưới bề mặt nước cũng có thể được triển khai để theo dõi dòng nước bên dưới.
Thiết bị Euler cung cấp thông tin chuỗi thời gian của dòng tại các địa điểm và độ sâu cụ thể, được sử dụng trong các ứng dụng dự báo dòng thủy triều truyền thống để dẫn đường, thể thao, thương mại và hoạt động của tàu cá.
5.2.3. Dự báo dòng chiều
Dòng thủy triều, giống như thủy triều dâng, có thể được dự đoán bởi vì chúng được gây ra bởi sự tương tác của hệ thống Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời như đã biết. Ngoài ra, dòng thủy triều được dự báo bởi phân tích hàm điều hòa của các quan trắc thủy triều trong một tháng âm lịch. Mức tối thiểu là dữ liệu của 15 ngày có thể được sử dụng cho các phân tích hàm điều hòa, đơn giản chỉ vì nó phản ánh quá trình lịch sử mà
thủy triều đã hoạt động. Mặc dù thực tế và lý thuyết là như nhau khi phân tích hàm điều hòa của thủy triều và dòng thủy triều, nhưng phân tích dòng thủy triều phức tạp hơn.
Dự đoán dòng thủy triều có những hạn chế tương tự như dự đoán chiều cao triều. Phải thận trọng khi dự đoán thủy triều hoặc dự đoán dòng thủy triều ở ngoài vị trí quan trắc. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp dòng thủy triều thay đổi về tốc độ và hướng ở các cửa sông, vùng nước nông, do ảnh hưởng quan trọng của dòng không thủy triều. Cũng như đối với độ cao thủy triều, việc dự báo dòng thủy triều không hữu ích ở những vùng có lực triều thấp, bởi vì nó liên quan đến dòng không thủy triều.
CHƯƠNG VI: QUAN TRẮC VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 6.1. Bản đồ địa hình, xác định bờ biển, định vị hàng hải.
6.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Các nhiệm vụ khảo sát biển được duy trì với các thông số kỹ thuật tối thiểu S-44 đã nêu trong chương 2. Độ chính xác tương đối về mặt bằng lưới cấp một phải đạt 1/100 000 (tức 10ppm) hoặc sai số vị trí mặt bằng dưới 10cm với độ tin cậy 95%. Đối 214 với lưới cấp hai, độ chính xác tương đối về mặt bằng phải đạt 1/10 000 (tức 100ppm) hoặc sai số vị trí điểm dưới 50cm.
Với độ tin cậy 95%, sai số vị trí điểm tại những điểm định vị ven biển: Bậc đặc
biệt Bậc 1 Bậc 2, 3
Đối tượng dễ thấy hoặc đèn hiệu để dẫn đường 2m 2m 5m
Đường mép nước 10m 20m 20m
Phao dẫn đường hàng hải 10m 10m 20m
Đặc điểm địa hình 10m 20m 20m
Phương pháp đo vẽ bản đồ:
- Phương pháp định vị vệ tinh RTK;
- Phương pháp tọa độ cực (máy kinh vĩ, toàn đạc điện tử, Sextant); - Phương pháp tọa độ vuông góc (toàn đạc điện tử, thước thép, Sextant); - Phương pháp giao hội (máy kinh vĩ, toàn đạc điện tử, Sextant);
- Phương pháp chụp ảnh hàng không;
6.1.2. Phương pháp định vị và độ chính xác
Trong trắc địa biển, cần sử dụng chế độ định vị vi phân (DGPS) với các trạm cố định trên bờ: Vector cạnh L1 L1 và L2 Tới 10km ±1cm, ±1ppm ±1cm, ±1ppm 10km tới 40km ±1cm, ±2ppm 40km tới 200km Không áp dụng Trên 200km ±2cm, ±2ppm
Sau năm 2005, hệ thống GPS cung cấp thêm sóng tải L5. Một số máy thu hiện nay có thể đồng thời thu nhận tín hiệu của nhiều hệ thống cùng một lúc như: GPS, GLONASS, GALILEO. Độ chính xác định vị của các máy thu mới có thể cao hơn.
Hệ thống tăng cường cơ sở mặt đất GBAS và hệ thống tăng cường cơ sở không gian SBAS đã bổ sung tính cơ động cho các máy thu tín hiệu vệ tinh, không phụ thuộc vào vị trí các trạm định vị vi phân trên đất liền, độ chính xác vị trí điểm được tăng cường. Tuy nhiên, các hệ thống này có tính phí sử dụng.
Đồ hình lưới tăng dày các điểm cơ sở, phương pháp định vị GNSS được sử dụng với kỹ thuật tương đối – tĩnh:
6.1.3. Khảo sát cảng biển và vùng ven biển- Các phương pháp trực tiếp - Các phương pháp trực tiếp - Mật độ điểm chi tiết - Phương pháp đo vẽ
6.2. Công nghệ viễn thám
Kỹ thuật hiện đại cho phép thu thập thông tin thông qua các cảm biến từ xa, với những bức hình chụp các bức xạ mặt đất, được phân tích và xử lý để tạo ra các sản phẩm là dữ liệu địa hình mặt đất.
Nếu bức xạ mặt đất có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời phản chiếu, bộ cảm biến này gọi là thụ động; nếu chúng phát sinh từ sự phản chiếu trở lại năng lượng của bộ cảm biến, bộ cảm biến này được gọi là chủ động.
Tên gọi Tần số (Hz) Bước sóng (m)
Sóng cực ngắn, viba 3.109 tới 3.1011 10-1 tới 10-3
Sóng hồng ngoại 3.1012 tới 3.1013 10-4 tới 10-5
Sóng gần hồng ngoại 3.1013 tới 4,3.1014 10-5 tới 0,7.10-6
Ánh sáng thấy được ... 4,6.1014 Đỏ 0,65.10-6 ... 5,4.1014 Xanh tươi 0,55.10-6 ... 6,6.1014 Xanh thẫm 0,45.10-6 ... Sóng cực tím 3.1015 tới 3.1016 10.7 tới 10-8 6.2.1. Ảnh viễn thám
Một hệ thống viễn thám bao gồm bốn yếu tố cơ bản sau:
- Hệ thống cảm biến: bao gồm cả tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo; - Diện tích bao phủ bởi cảm biến trong thời điểm nhất định;
- Nguồn năng lượng là mặt trời (đối với hệ thống thu động), hoặc được tạo bởi cảm biến (hệ thống chủ động);
- Hệ thống phân phối: liên quan tới trạm tiếp nhận, hệ thống theo dõi vệ tinh, antenna, cơ quan điều hành và phân phối sản phẩm cho người dùng.
Những quỹ đạo chính của hệ thống vệ tinh:
Phân loại theo các phổ sóng điện từ:
Quang học: Bao gồm phổ nhìn thấy được (có bước sóng từ 0,4 m đến 0,7 m) hoặc gần hồng ngoại (bước sóng 0,7 m đến 3 m).
Hồng ngoại: Tương ứng với bước sóng hồng ngoại từ 7 m đến 15 m.
Sóng cực ngắn: Tương ứng với bước sóng từ mm đến cm, sử dụng chủ yếu bởi radar.
Nguồn bức xạ được sử dụng cho viễn thám có thể là nguồn tự nhiên như ánh mặt trời, những tia tán xạ từ trái đất, bầu khí quyển hoặc các nguồn nhân tạo như đèn flash, nguồn laser hay vi sóng.
Những hệ thống viễn thám chính được phân loại như sau: Cảm biến thụ động:
- Hệ thống chụp ảnh;
- Hệ thống phản hồi chùm tia Vidicon; - Máy quét quang-cơ;
- Máy quét quang-điện tử. Cảm biến chủ động:
- Hệ thống radar. 6.2.2. Cấu trúc ảnh viễn thám
Ảnh viễn thám được tạo bởi khả năng ghi nhận năng lượng bởi các cảm biến, được chuyển đổi thành tín hiệu tương tự, sau đó xử lý và lưu trữ dưới định dạng kỹ thuật số. Khoảng thời gian nội bộ lưu trữ các tín hiệu (khoảng cách giữa các tín hiệu) được gọi là “đơn vị thông tin ảnh”. Đoạn dữ liệu tối thiểu được mô tả bởi một giá trị số hóa duy nhất, được gọi là “điểm ảnh” (pixel - Picture Element), kích thước điểm ảnh phụ thuộc vào độ phân giải hình học của cảm biến. Mỗi điểm ảnh là một đặc trưng kỹ thuật số của bức xạ, mà cảm biến nhận được trong phạm vi dải tần hoặc phổ tần nó quản lý.
Ảnh số là một mảng hình học hai chiều (ma trận). Mỗi điểm ảnh có ba giá trị kết hợp:
- Tọa độ theo tuyến (hàng) bay; - Tọa độ theo cột;
- Giá trị độ xám trong phạm vi bước sóng của nó;