CHƯƠNG VII : ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
7.5. Quy trình xử lý dữ liệu
- Đo sâu đáy biển - Nhận dạng đáy biển
- Phát hiện các đặc trưng đáy biển - Các quan trắc phụ trợ
KẾT LUẬN
Trên đây là những gì em tổng quát được, em nhận thấy rằng quyển sách này rất chi tiết nó giúp em hiểu được nhiều vấn đề về biển đảo phục vụ cho công tác khảo sát đo đạc nghiên cứu trên biển. đồng thời giúp em hiểu biết những kỹ thuật đã và đang áp dụng trong ngành hiên nay.
Bên cạnh đó do chưa tiếp xúc với thực tế chỉ được biết qua lý thuyết nên sự hiểu biết của em còn hạn chế. Nhưng em nghĩ rằng quyển sách này sẽ giúp đỡ em rất nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, cá nhân em nói riêng và nhân dân nói chung vẫn chưa nhận thức được nhiều về giá trị và tầm quan trọng của biển. Hiện nay còn nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương và các lực lượng hoạt động trên biển chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò chiến lược của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế…
Vì vậy, ngoài những kiến thức em đọc trong giáo trình Trắc địa biển và những kiến thức em tìm hiểu trên sách báo và mạng internet thì em có một số kiến nghị sau:
1/ Về phần cuốn giáo trình:
Đánh giá chung cuốn giáo trình rất đầy đủ và chi tiết. Nó tổng hợp rất nhiều môn học đã học qua trong đó. Nhưng em nghĩ điều đó nên được lược bỏ. Ví dụ chương 2: Định vị mặt bằng, một số phương pháp truyền thống đã được học chi tiết ở môn trắc địa cơ sở. Thay vì đưa cụ thể toàn bộ thì em nghĩ nên để sinh viên tự xem lại phần đó sẽ hay hơn, vừa rèn tính tự giác và giúp sinh viên nhớ lâu hơn. Cũng tương tự như thế ở chương 6, phần công ngệ viễn thám, em cảm giác như đang học về môn viễn thám chứ không phải trắc địa biển.
Chương 3: Xác định độ sâu và chương 4: Xác định đặc trưng và phân loại đáy biển theo em nghĩ là hai chương trọng tâm của giáo trình cần tìm hiểu kỹ. Em nghĩ thầy nên cố gắng truyền tải những kiến thức đến cho chúng em hiểu một cách tối đa.
2/ Về bài tiểu luận:
Do trình độ tiếng anh còn kém, nên việc thu thập và dịch các tài liệu nước ngoài còn hạn chế. Em chỉ tìm hiểu qua internet bằng tiếng việt mong là sẽ có bản tiếng việt cho phần tham khảo.
Không có điều kiện để đi thực địa, nên vẫn chưa thể nắm rõ các giai đoạn trong một cuộc khảo sát biển. Bản đồ về biển chỉ được nhìn qua ảnh chứ chưa được tiếp xúc với file số.
Trên đây là một số góp ý của em. Vì vốn kiến thức có hạn nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, mong bạn đọc và các thầy cô giáo góp ý để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn những bài tập sau. Em xin chân thành cảm ơn!
Với cá nhân em qua môn học này trước hết em đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về tình hình biển đảo trên thế giới cũng như trong nước. Qua đó thấy được tầm quan trọng của công tác trắc địa biển đối với việc khai thác, quản lý ,bảo vệ định hướng phát triển kinh tế biển cũng như các vấn đề về an ninh quốc phòng đối với từng quốc gia.
Môn học đã cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích chungvề nghề nghiệp cũng như kiến thức về công tác trắc địa biển ví dụ như:
Các nguyên tắc trong trắc địa biển Định vị trên biển
Các vấn đề về dòng chảy ,thủy chiều và các tác động của nó đến công tác trắc địa
Các phương pháp quan trắc và thành lập bản đồ trên biển.
Ứng dụng thực tiễn của trắc địa biển trong các lĩnh vực khác nhau…… Một số công việc và nhiệm vụ của công tác trắc địa biển:
Tiến hành khảo sát tiền khả thi, dịch vụ hậu cần trong chuyến đi biển và lập kế hoạch khảo sát;
Thực hiện quy trình khảo sát biển; Quản lý dữ liệu đã thu thập; Bảo trì thiết bị.
Đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của giao thông hàng hải; Quản lý vùng ven biển;
Thăm dò và khai thác tài nguyên biển;
Bảo vệ môi trường biển và môi trường toàn cầu; Hàng hải và quốc phòng.
Để từ đó em đã hình dung được công việc và nhiệm vụ cơ bản của người kĩ sư trắc địa biển và áp dụng nó vào công việc thực tiễn sau này.
Trên đây là những kiến nghị của riêng cá nhân em về vấn đề biển, đảo. Nhưng em nghĩ rằng quyển sách này sẽ giúp đỡ em rất nhiều cho hiện tại và tương lai em sau này. Và những gì thầy dạy chúng em trên lớp sẽ giúp đỡ em vững bước trên con đường mà em đã chọn. Em cảm ơn thầy rất nhiều.!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRẮC ĐỊA BIỂN...4
1.1 Nhiệm vụ và phạm vi của trắc địa biển...4
1.1.1 Nhiệm vụ...4
1.1.2 Phạm vi...4
1.2 Nguyên tắc khảo sát biển...5
1.2.1 Mục tiêu của khảo sát biển...5
1.2.2 Độ chính xác của khảo sát biển...5
1.2.3 Lập kế hoạch khảo sát...6
1.2.4 Xử lý dữ liệu...6
1.2.5 Phân tích dữ liệu...6
1.2.6 Chất lượng dữ liệu...6
1.2.7 Hệ thống thông tin hải đồ...7
CHƯƠNG II: ĐỊNH VỊ TRÊN BIỂN...8
2.1. Nguyên lý định vị trên biển...8
2.2. Phương pháp định vị mặt bằng...8
2.3. Phương pháp định vị độ cao...10
2.4. Thiết bị sử dụng định vị trên biển...11
2.4.1. Máy thu GNSS...11 2.4.2. Thiết bị điện tử...11 2.4.3. Thiết bị quang học...11 2.5. Kỹ thuật xác định vị trí...11 2.5.1. Kỹ thuật định vị vệ tinh GNSS...11 2.5.2. Kỹ thuật sóng điện từ...12 2.5.3. Hệ thống thủy âm...13
CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH ĐỘ SÂU...15
3.1.1. Trường âm thanh...15 3.1.2. Phương trình sonar...15 3.1.3. Nhiệt độ...15 3.1.4. Độ mặn...15 3.1.5. Áp suất...15 3.1.6. Mật độ...15 3.2. Cảm biến dịch động...15 3.3. Đầu dò...16 3.4. Hệ thống hồi âm...17
3.4.1. Hệ thống hồi âm đơn tia...17
3.4.2. Hệ thống hồi âm đa tia:...20
3.4.3. Hệ thống giao thoa sonar...21
3.5. Hệ thống không hồi âm...21
3.5.1. Hệ thống laser hàng không...21
3.5.2. Hệ thống cảm ứng điện từ trên không...21
3.5.3. Viễn thám...22
3.5.4. Hệ thống cơ khí...22
CHƯƠNG IV: ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN LOẠI ĐÁY BIỂN...23
4.1. Xác định đặc trưng đáy biển...23
4.1.1. Tiêu chuẩn đối với dữ liệu thủy văn kỹ thuật số...23
4.1.2. Phương pháp xác định đặc trưng máy quét sonar phụ (SSS)...24
4.1.3. Nhận dạng đặc trưng đáy biển...25
4.1.4. Hệ thống hồi âm đa tia...26
4.1.5. Hệ thống từ kế...27
4.1.6. Các phương pháp khác...27
4.2. Phân loại đáy biển...27
4.2.1. Bản chất đáy biển...28
CHƯƠNG V: DÒNG CHẢY VÀ THỦY TRIỀU...29
5.1. Thủy triều và mực nước...29
5.1.1. Lực gây ra thủy triều...29
5.1.2. Tính chất thủy triều...29
5.1.3. Nguồn sai số trong thủy triều và mực nước...30
5.1.4. Những yêu cầu khi khảo sát thủy văn...30
5.1.5. Hệ thống đo mức nước tại Hoa kỳ...30
5.1.6. Xử lý dữ liệu...31
5.2. Dòng thủy triều và mực nước...31
5.2.1. Nguyên lý...31
5.2.2. Quan trắc dòng triều...31
5.2.3. Dự báo dòng chiều...32
CHƯƠNG VI: QUAN TRẮC VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ...33
6.1. Bản đồ địa hình, xác định bờ biển, định vị hàng hải...33
6.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật...33
6.1.2. Phương pháp định vị và độ chính xác...33
6.1.3. Khảo sát cảng biển và vùng ven biển...34
6.2. Công nghệ viễn thám...34 6.2.1. Ảnh viễn thám...35 6.2.2. Cấu trúc ảnh viễn thám...37 6.2.3. Quy trình xử lý cơ bản...37 6.3. Quy trình xử lý ảnh...38 6.4. Vấn đề độ cao...38 6.5. Ứng dụng của bản đồ viễn thám...39
CHƯƠNG VII: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN...40
7.1. Lập kế hoạch khảo sát biển...40
7.1.1. Lập dự án khảo sát biển...40
7.1.3. Kế hoạch điều tra chi tiết...41
7.2. Khảo sát thăm dò...42
7.2.1. Thăm dò chung...42
7.2.2. Thăm dò trắc địa...42
7.2.3. Thăm dò thủy triều...42
7.3. Thu nhận dữ liệu...43
7.4. Mô tả bờ biển...43
7.5. Quy trình xử lý dữ liệu...43