- Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, diễn ra quyết liệt, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10 - 1930.
+ Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức và bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư. Hội nghị còn thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo.
* Luận cương chính trị của Đảng nêu rõ: - Tính chất cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng dự bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ ách thống trị của chế độ phong kiến và chủ nghĩa đế quốc Pháp. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau.
- Mục tiêu cách mạng là làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, dựng nên chính phủ công nông, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để đem chia cho dân cày.
- Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân, trong đó giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Vai trò lãnh đạo là Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng lấy chủ nghĩa Mac - Lênin làm nền tảng tư tưởng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Đông Dương.
- Phương pháp đấu tranh: tập hợp, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, võ trang bạo động, đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị.
- Vị trí của cách mạng Việt Nam: Quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. - Đảng vận động, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt rồi đưa dần quần chúng lên trận tuyến cách mạng: khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền giai cấp thống trị, giành chính quyền cho công nông.
- Điều cốt yêu cho sự thắng lợi của cách mạng: đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Luận cương chính trị đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng bộc lộ những nhược điểm và hạn chế nhất định.
+ Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu (trong lúc nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất).
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều kiện với giai cấp tư sản dân tộc.
+ Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Những nhược điểm này mang tính "tả khuynh", giáo điều. Phải trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn cách mạng, những nhược điểm trên mới dần dần được khắc phục.