Đường số 4
- Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.
* Kết quả: - Giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
- Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình. - Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.
* Ý nghĩa:
- Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.
- Với chiến thắng Biên giới, con đường nối nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp Pháp
- Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.
- Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta, "kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi" (tháng 12 - 1950) là kết quả của sự cấu kết đó, nhằm đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.