tế, văn hoá, ra sức chi viện cho miền Nam
- Sau Hiệp định Pa-ri 1973, miền Bắc có thêm điều kiện thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến tranh, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến.
- Cuối tháng 6 -1973, miền Bắc căn bản hoàn toàn tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn trên biển, trên sông, bảo đảm việc đi lại bình thường. Sau 2 năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hoá, giáo dục, y tế.
- Cuối 1974, sản xuất công, nông nghiệp vượt mức năm 1964 và 1971. Đời sống nhân dân được ổn định.
- Miền Bắc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương: Đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực, thực phẩm, quân trang....
II. Đấu tranh chống "bình định – lấn chiếm" tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam phóng hoàn toàn miền Nam
- Ngày 29 - 2 - 1973, quân Mĩ rút khỏi nước ta nhưng để lại 2 vạn cố vấn Mĩ. - Chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri bằng chiến lược "tràn ngập lãnh thổ" và "bình định – lấn chiếm".
- Ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Do địch phá hoại trắng trợn, có hệ thống, ta buộc phải cầm súng chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đưa sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi.
- Ngày 7 - 3 - 1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cách mạng miền Nam là: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Cuối 1974, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ 12 - 12 - 1974 đến 6 - 1 - 1975), giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.
- Trong lúc đó, tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống và tăng nguồn dự trữ chiến lược.