Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)

* Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [6], tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.

Các nghiên cứu bênh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng

độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [19], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [3], đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [5], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E.coli, SalmonellaClostridium.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [7], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Theo Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [4], đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E.coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: Ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%.

Theo Nguyễn Anh Tuấn, Lê Bá Tiếp (2013) [20], đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E.coliSalmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E.coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella.

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2], cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [5], đã chỉ ra rằng khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

* Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Katri Levonen (2000) [22], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Theo Kielstein (1966) [23] và nhiều tác giả khác cho rằng, vi khuẩn

Pasteurella multocida là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn. Trong đó, chủ yếu là do Pasteurella multocida type A gây ra và một phần nhỏ do Pasteurella multocida type D.

Sokol và cs (1981) [24] cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K89), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua ADN của chromosome mà được di truyền qua ADN nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây triệu chứng ỉa chảy, phá hủy tế bào niêm mạc ruột.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn thịt nuôi chuồng kín, giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến xuất chuồng.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại chăn nuôi Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ 14/12/2020 đến 02/06/2021

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình chăn sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi chuồng kín, giai đoạn từ 5 tuần tuổi

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đánh kết quả điều trị bệnh tại trại.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán. - Điều tra cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại. - Điều tra cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại.

- Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh của đàn lợn sau điều trị. - Hạch toán chi phí.

* Công thức tính một số các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh x 100  số lợn theo dõi

- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) =  số lợn khỏi bệnh x 100  số lợn điều trị - Tỷ lệ nuôi sống: Tỷ lệ nuôi sống (%) =  số lợn còn sống x 100  số lợn theo dõi

-Hệ số chuyển hóa thức ăn:

FCR (kg)= Thức ăn tiêu thụ (kg) Tăng khối lượng (kg)

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2. Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt tại trang trại.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn thịt của một chuồng. Em đã áp dụng những kiến thức đã học và được kỹ thuật trại truyền đạt thêm những kĩ thuật để chăm sóc đàn lợn tốt và đạt được năng suất cao. Trang trại thực hiện công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại rất thường xuyên theo định kỳ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm

chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng ăn tự động, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty Greenfeed Việt Nam cung cấp.

Thức ăn của Công Ty Cổng Phần Thức Ăn Chăn Nuôi ViNA dùng trong chuồng thịt của Trại với các mã là: 101S, 101GP,102GP.

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy em cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Thực hiện theo quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả, cụ thể gồm các bước sau:

Hằng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng, trước mỗi cửa chuồng đều có một hối vôi trước khi vào chuồng sát trùng ủng bằng nước vôi một lần nữa, rồi mới vào chuồng:

- Kiểm tra và điều chỉnh lại máng ăn, thức ăn, kiểm tra sức khoẻo đàn lợn, chỉnh quạt.

- Dọn chất thải, đẩy máng, quét chuồng, đồng thời đánh dấu những con lợn nghi có vấn đề để theo dõi.

- Chở thức ăn từ kho vào chuồng theo tiêu chuẩn ăn hàng ngày - Cho lợn ăn

- Quan sát và theo dõi những con lợn bệnh và lợn nghi có vấn đề

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh của trại

Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt tình hình dịch tả lợn Châu Phi đã và đang diễn ra trong một vài năm trở lại đây, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Vì vậy việc thực hiện quy trình vệ sinh an toàn sinh học trong chăn nuôi rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững.

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh an toàn sinh học trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành vệ sinh cá nhân tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn của trước khi vào chuồng dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành làm vắc xin , trộm thuốc phòng bệnh, phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

3.4.2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

Triệu chứng:

Hội chứng hô hấp: Lông xù, ho nhiều, ho khan, thở dốc kéo dài trong nhiều tuần, nặng lợn sẽ sốt cao, bỏ ăn, rồi chết.

Hội chứng tiêu chảy: Lợn ít ăn hoặc bỏ ăn, gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo nhợt nhạt, đuôi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động.

Bệnh viêm khớp: Triệu chứng rõ nhất là lợn bị què, đi khập khiễng, khớp chân sưng, khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng.

- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.

3.4.2.5. Phác đồ điều trị bệnh tại trang trại

- Hội chứng hô hấp: Nova - Gentylo + Analgin Liều lượng: 1ml/10kg

- Hội chứng tiêu chảy: MD - Nor100 Liều lượng: 1ml/10kg

- Bệnh viêm khớp: Amoxicilin. Liều lượng: 1ml/15kg

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và phần mềm Microsoft Excel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi của trang trại

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2019 đến năm 2021 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 0.1 Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2019 – 5/2021 (Đơn vị: con)

STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020 Đến tháng 5 năm 2021 1 Lợn đực giống 3 2 2 2 Lợn hậu bị 32 40 10 3 Lợn sinh sản 138 134 181 4 Lợn con 3130 3328 2034 5 Lợn thịt 2500 3150 1800

(Nguồn: quản lý trại)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu đàn lợn của trang trại từ 2019 đến tháng 5/2021 lợn thịt có số lượng tăng dần theo năm do công tác chăn nuôi tại được thực hiện tốt, đồng thời để đảm bảo trại nuôi với công suốt tối đa mà xây dựng. Trong đó số lợn thịt tăng lên rõ rệt từ 2500 con trong năm 2019 tăng lên 3150 con trong năm 2020 và 1.800 con ( 5 tháng đầu năm 2021).

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Kết quả việc thực hiện đúng qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, sau đây là bảng kết quả số lượng lợn em đã chăm sóc nuôi dưỡng:

Bảng 0.2 Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng của năm 12/2020-5/2021 Tháng Số lợn theo dõi Số lợn nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống (%) 12 70 69 98,57 1 70 67 95,71 2 90 89 98,88 3 80 79 98,75 4 135 135 135 5 180 180 100

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được phân công chăm sóc lợn tại chuồng thịt 3, các lứa lợn sau khi úm được hai tuần sau cai sữa sẽ được đưa xuống chuồng thịt 3 nuôi cho đến khi xuất bán, sau khi xuất bán xong em tiến hành cọ rửa các ô chuồng, máng ăn, ván và khung úm, quét vôi tường xung quanh ô chuồng. Mỗi lứa lợn ở một tầm tuổi khác nhau giúp em có thêm kiến thức về chăn nuôi ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn từ đó giúp nắm được cách phòng và điều trị bệnh ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn được hiệu quả nhất. Tỷ lệ nuôi sống ở lứa thứ nhất, thứ ba, thứ tư có đạt 98,57%, 95,71% và 98,88%, 98,75%. Nguyên nhân các lứa này không đạt 100% là do trong quá trình nuôi lợn bị tiêu chảy nhiều, nhiều con bị bệnh đường hô hấp, dẫn đến chết mất 6 con. Còn ở lứa thứ hai, thứ năm, thứ sáu thì số lợn còn sống/lứa đều đạt 100%, mặc dù trong quá trình nuôi có một số con cũng bị tiêu chảy, ho khan nhiều nhưng đều mới ở giai đoạn đầu của bệnh, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật, ở những lứa lợn này đã đều được điều trị khỏi và không có con nào bị chết.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại

4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Nanosan-s. định kỳ, pha với tỷ lệ 3/1000. Khử trùng nguồn nước bằng Cloramin B với tỷ lệ 10g/1000 lít. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 0.1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/Tuần

Chỉ tiêu được giao Kết quả (Lần) Tỷ lệ % Phun sát trùng 3 70 70 100

Rắc vôi đường đi 1 29 29 100

Quét mạng nhện 1 30 30 100

Vệ sinh kho thức ăn 1 30 30 100

Quét vôi đường dẫn thức

ănhành lang chuồng 2 60 60 100

Khử trùng nước 7 120 120 100

Công tác phun sát trùng rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch tả lợn châu phi đã và đang diễn ra rất phức tạp làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng định kỳ trung bình 3 lần/tuần, em đã thực hiện được

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)