Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 33)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.2.2. Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn thịt tại trang trại.

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn thịt của một chuồng. Em đã áp dụng những kiến thức đã học và được kỹ thuật trại truyền đạt thêm những kĩ thuật để chăm sóc đàn lợn tốt và đạt được năng suất cao. Trang trại thực hiện công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại rất thường xuyên theo định kỳ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm

chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng ăn tự động, có thể chứa được tối đa 80 kg thức ăn.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do Công ty Greenfeed Việt Nam cung cấp.

Thức ăn của Công Ty Cổng Phần Thức Ăn Chăn Nuôi ViNA dùng trong chuồng thịt của Trại với các mã là: 101S, 101GP,102GP.

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy em cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Thực hiện theo quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả, cụ thể gồm các bước sau:

Hằng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng, trước mỗi cửa chuồng đều có một hối vôi trước khi vào chuồng sát trùng ủng bằng nước vôi một lần nữa, rồi mới vào chuồng:

- Kiểm tra và điều chỉnh lại máng ăn, thức ăn, kiểm tra sức khoẻo đàn lợn, chỉnh quạt.

- Dọn chất thải, đẩy máng, quét chuồng, đồng thời đánh dấu những con lợn nghi có vấn đề để theo dõi.

- Chở thức ăn từ kho vào chuồng theo tiêu chuẩn ăn hàng ngày - Cho lợn ăn

- Quan sát và theo dõi những con lợn bệnh và lợn nghi có vấn đề

3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh của trại

Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt tình hình dịch tả lợn Châu Phi đã và đang diễn ra trong một vài năm trở lại đây, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Vì vậy việc thực hiện quy trình vệ sinh an toàn sinh học trong chăn nuôi rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững.

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh an toàn sinh học trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành vệ sinh cá nhân tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn của trước khi vào chuồng dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành làm vắc xin , trộm thuốc phòng bệnh, phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

3.4.2.4 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

Triệu chứng:

Hội chứng hô hấp: Lông xù, ho nhiều, ho khan, thở dốc kéo dài trong nhiều tuần, nặng lợn sẽ sốt cao, bỏ ăn, rồi chết.

Hội chứng tiêu chảy: Lợn ít ăn hoặc bỏ ăn, gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo nhợt nhạt, đuôi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong, bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động.

Bệnh viêm khớp: Triệu chứng rõ nhất là lợn bị què, đi khập khiễng, khớp chân sưng, khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng.

- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.

3.4.2.5. Phác đồ điều trị bệnh tại trang trại

- Hội chứng hô hấp: Nova - Gentylo + Analgin Liều lượng: 1ml/10kg

- Hội chứng tiêu chảy: MD - Nor100 Liều lượng: 1ml/10kg

- Bệnh viêm khớp: Amoxicilin. Liều lượng: 1ml/15kg

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và phần mềm Microsoft Excel 2007.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi của trang trại

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2019 đến năm 2021 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 0.1 Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2019 – 5/2021 (Đơn vị: con)

STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020 Đến tháng 5 năm 2021 1 Lợn đực giống 3 2 2 2 Lợn hậu bị 32 40 10 3 Lợn sinh sản 138 134 181 4 Lợn con 3130 3328 2034 5 Lợn thịt 2500 3150 1800

(Nguồn: quản lý trại)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu đàn lợn của trang trại từ 2019 đến tháng 5/2021 lợn thịt có số lượng tăng dần theo năm do công tác chăn nuôi tại được thực hiện tốt, đồng thời để đảm bảo trại nuôi với công suốt tối đa mà xây dựng. Trong đó số lợn thịt tăng lên rõ rệt từ 2500 con trong năm 2019 tăng lên 3150 con trong năm 2020 và 1.800 con ( 5 tháng đầu năm 2021).

4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

Kết quả việc thực hiện đúng qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, sau đây là bảng kết quả số lượng lợn em đã chăm sóc nuôi dưỡng:

Bảng 0.2 Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng của năm 12/2020-5/2021 Tháng Số lợn theo dõi Số lợn nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống (%) 12 70 69 98,57 1 70 67 95,71 2 90 89 98,88 3 80 79 98,75 4 135 135 135 5 180 180 100

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được phân công chăm sóc lợn tại chuồng thịt 3, các lứa lợn sau khi úm được hai tuần sau cai sữa sẽ được đưa xuống chuồng thịt 3 nuôi cho đến khi xuất bán, sau khi xuất bán xong em tiến hành cọ rửa các ô chuồng, máng ăn, ván và khung úm, quét vôi tường xung quanh ô chuồng. Mỗi lứa lợn ở một tầm tuổi khác nhau giúp em có thêm kiến thức về chăn nuôi ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn từ đó giúp nắm được cách phòng và điều trị bệnh ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn được hiệu quả nhất. Tỷ lệ nuôi sống ở lứa thứ nhất, thứ ba, thứ tư có đạt 98,57%, 95,71% và 98,88%, 98,75%. Nguyên nhân các lứa này không đạt 100% là do trong quá trình nuôi lợn bị tiêu chảy nhiều, nhiều con bị bệnh đường hô hấp, dẫn đến chết mất 6 con. Còn ở lứa thứ hai, thứ năm, thứ sáu thì số lợn còn sống/lứa đều đạt 100%, mặc dù trong quá trình nuôi có một số con cũng bị tiêu chảy, ho khan nhiều nhưng đều mới ở giai đoạn đầu của bệnh, với sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật, ở những lứa lợn này đã đều được điều trị khỏi và không có con nào bị chết.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại

4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Nanosan-s. định kỳ, pha với tỷ lệ 3/1000. Khử trùng nguồn nước bằng Cloramin B với tỷ lệ 10g/1000 lít. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 0.1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/Tuần

Chỉ tiêu được giao Kết quả (Lần) Tỷ lệ % Phun sát trùng 3 70 70 100

Rắc vôi đường đi 1 29 29 100

Quét mạng nhện 1 30 30 100

Vệ sinh kho thức ăn 1 30 30 100

Quét vôi đường dẫn thức

ănhành lang chuồng 2 60 60 100

Khử trùng nước 7 120 120 100

Công tác phun sát trùng rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch tả lợn châu phi đã và đang diễn ra rất phức tạp làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng định kỳ trung bình 3 lần/tuần, em đã thực hiện được 70 lần trên 70 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 100%.

Rắc vôi đường đi làm giảm mầm bệnh xung quanh trại, trong quá trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng. Trại quy định 1 lần/tuần, em đã thực hiện 60 lần trên 60 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, giúp giảm khả năng lợn bị các bệnh viêm phổi, hô hấp.., em đã thực hiện 30 lần trên 30 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho thức bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao thức ăn khác, em đã thực hiện 30 lần so với số lần cần thực hiện là 30 lần, đạt tỷ lệ 100%.

Quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 30 lần so với 30 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.

Việc khử trùng nguồn nước để lợn được sử dụng nguồn nước sạch, diệt trừ các vi khuẩn và rêu trong bể em đã thực hiện được 120 lần so với 120 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc - xin

Công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Vũ Hoàng Lân, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, tắm rửa và cách ly một ngày mới được vào chuồng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn, ngoài hiệu quả của vắc - xin, phương pháp sử dụng vắc - xin, loại vắc - xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc - xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên, em đã được tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin cho từng loại lợn.

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 0.1 Kết quả tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn tại trại Tiêm phòng vắc - xin Tổng số lợn theo dõi Số lợn được phòng bệnh (con) Số lợn trực tiếp tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%)

Còi cọc sau cai

sữa 1.200 1.200 285 23,75

Dịch tả 1.200 1.200 300 25

Lở mồm long

móng 1.200 1.200 335 41,87

Suyễn lợn 1.200 1.200 285 23,75

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, đàn lợn thịt nuôi tại trại đều được tiêm đầy đủ 100% Circo phòng bệnh còi cọc sau cai sữa, Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, SFV phòng bệnh dịch tả, FMD phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn.

Từ kết quả thực tế thực tập tại trại, em đã được trực tiếp tham gia tiêm phòng cho lợn. Trong quá khi tiêm phòng một số con lợn có hiện tượng bị sốc thuốc, em và kĩ sư trại đã sơ cứu cho lợn bằng cách tưới nước lên người con lợn, vị trí tiêm, móc đờm trong miệng ra, sau đó tách riêng

lợn ra ngoài ô riêng đến khi lợn trở lại trạng thái bình thường thì cho lợn trở lại ô của cũ.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 0.1 Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn thịt tại trại

Tên bệnh Số lợn

theo dõi (con)

Số lợn triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Bệnh viêm khớp 625 15 2,4

Hội chứng tiêu chảy 89 14,24

Hộ chứng hô hấp 156 24,96

Kết quả 4.5 cho thấy: Đàn lợn thịt nuôi tại trại đều mắc một số bệnh hay gặp trên lợn, với bệnh viêm khớp có 15 con có triệu chứng trong tổng số 625 con theo dõi chiếm 2,4%. Hội chứng tiêu chảy phát hiện thấy 89 con có

triệu chứng chiếm 14,24% và hội chứng hô hấp có 156 con có triệu chứng trong tổng số 625 con theo dõi chiếm 24,96%

Như vậy từ kết quả theo dõi trên đàn lợn thịt ở trại chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp là chủ yếu.

Lợn mắc bệnh viêm khớp do vi khuẩn Steptococcus suis gây ra, thường xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, bấm nanh, bấm tai. Khi mắc bệnh lợn thường bị viêm sưng khớp gối có thể bị què, còi cọc chậm lớn. Nếu nặng hơn có thể chết. Do trại thực hiện tốt công tác vệ sinh sát trùng trại nên phát

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)