Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 39)

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Nanosan-s. định kỳ, pha với tỷ lệ 3/1000. Khử trùng nguồn nước bằng Cloramin B với tỷ lệ 10g/1000 lít. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 0.1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng

Công việc Lần/Tuần

Chỉ tiêu được giao Kết quả (Lần) Tỷ lệ % Phun sát trùng 3 70 70 100

Rắc vôi đường đi 1 29 29 100

Quét mạng nhện 1 30 30 100

Vệ sinh kho thức ăn 1 30 30 100

Quét vôi đường dẫn thức

ănhành lang chuồng 2 60 60 100

Khử trùng nước 7 120 120 100

Công tác phun sát trùng rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch tả lợn châu phi đã và đang diễn ra rất phức tạp làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng định kỳ trung bình 3 lần/tuần, em đã thực hiện được 70 lần trên 70 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 100%.

Rắc vôi đường đi làm giảm mầm bệnh xung quanh trại, trong quá trình đi vào chuồng có thể đưa mầm bệnh vào trong chuồng. Trại quy định 1 lần/tuần, em đã thực hiện 60 lần trên 60 lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Quét mạng nhện trong chuồng làm giảm khói bụi bám vào mạng nhện, giúp giảm khả năng lợn bị các bệnh viêm phổi, hô hấp.., em đã thực hiện 30 lần trên 30 số lần cần thực hiện, đạt tỷ lệ 100%.

Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho thức bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao thức ăn khác, em đã thực hiện 30 lần so với số lần cần thực hiện là 30 lần, đạt tỷ lệ 100%.

Quét vôi đường dẫn thức ăn, hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 30 lần so với 30 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.

Việc khử trùng nguồn nước để lợn được sử dụng nguồn nước sạch, diệt trừ các vi khuẩn và rêu trong bể em đã thực hiện được 120 lần so với 120 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 100%.

4.3.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc - xin

Công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Vũ Hoàng Lân, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, tắm rửa và cách ly một ngày mới được vào chuồng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn, ngoài hiệu quả của vắc - xin, phương pháp sử dụng vắc - xin, loại vắc - xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc - xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên, em đã được tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc - xin cho từng loại lợn.

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 0.1 Kết quả tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn tại trại Tiêm phòng vắc - xin Tổng số lợn theo dõi Số lợn được phòng bệnh (con) Số lợn trực tiếp tiêm phòng (con) Tỷ lệ (%)

Còi cọc sau cai

sữa 1.200 1.200 285 23,75

Dịch tả 1.200 1.200 300 25

Lở mồm long

móng 1.200 1.200 335 41,87

Suyễn lợn 1.200 1.200 285 23,75

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, đàn lợn thịt nuôi tại trại đều được tiêm đầy đủ 100% Circo phòng bệnh còi cọc sau cai sữa, Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn, SFV phòng bệnh dịch tả, FMD phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn.

Từ kết quả thực tế thực tập tại trại, em đã được trực tiếp tham gia tiêm phòng cho lợn. Trong quá khi tiêm phòng một số con lợn có hiện tượng bị sốc thuốc, em và kĩ sư trại đã sơ cứu cho lợn bằng cách tưới nước lên người con lợn, vị trí tiêm, móc đờm trong miệng ra, sau đó tách riêng

lợn ra ngoài ô riêng đến khi lợn trở lại trạng thái bình thường thì cho lợn trở lại ô của cũ.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 0.1 Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn thịt tại trại

Tên bệnh Số lợn

theo dõi (con)

Số lợn triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Bệnh viêm khớp 625 15 2,4

Hội chứng tiêu chảy 89 14,24

Hộ chứng hô hấp 156 24,96

Kết quả 4.5 cho thấy: Đàn lợn thịt nuôi tại trại đều mắc một số bệnh hay gặp trên lợn, với bệnh viêm khớp có 15 con có triệu chứng trong tổng số 625 con theo dõi chiếm 2,4%. Hội chứng tiêu chảy phát hiện thấy 89 con có

triệu chứng chiếm 14,24% và hội chứng hô hấp có 156 con có triệu chứng trong tổng số 625 con theo dõi chiếm 24,96%

Như vậy từ kết quả theo dõi trên đàn lợn thịt ở trại chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp là chủ yếu.

Lợn mắc bệnh viêm khớp do vi khuẩn Steptococcus suis gây ra, thường xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, bấm nanh, bấm tai. Khi mắc bệnh lợn thường bị viêm sưng khớp gối có thể bị què, còi cọc chậm lớn. Nếu nặng hơn có thể chết. Do trại thực hiện tốt công tác vệ sinh sát trùng trại nên phát hiện con có triệu chứng thấp (2,4%).

Lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 89 con chiếm 14,24%, chủ yếu gặp ở lợn con. Lợn con bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, do thức ăn vấn đề bị hỏng, bị mốc hoặc do ký sinh trùng... Ngoài các nguyên trên thì còn một số nguyên nhân khách quan và rất quan trọng nữa đó là quản lý của con người không tốt. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng. Thậm chí có thể gây chết cho lợn con.

Hội chứng hô hấp ở lợn phát hiện 156 con mắc trong tổng số 625 con theo dõi chiếm 24,96%, gặp hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của lợn nhưng nhiều nhất là giai đoạn gần xuất bán. Ở giai đoạn này lợn to nên cần nhất nhiều không khí sạch để điều hòa cơ thể, nên việc điều chỉnh tiểu khí hậu trong chuồng nuôi là rất quan trọng.

Nguyên nhân lợn thường mắc bệnh về hội chứng hô hấp: có thể do thời tiết lạnh, lợn không được giữ ấm sẽ khiến lợn dễ mắc bệnh, không gian chuồng không được thông thoáng. Trường hợp bị chục trạc về điện cũng dẫn đến bị bệnh hô hấp nhiều, thận chí cả đàn trong chuồng đều có thể bị nếu mất điện lâu.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt, dưới sự chỉ đạo và cố vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật trại, em đã điều trị cho đàn lợn bị viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 0.1 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại

STT Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Số lợn điều trị không khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Hội chứng hô hấp 156 151 5 99,35 2 Hội chứng tiêu chảy 89 88 1 98,87 3 Viêm khớp 15 15 0 100

Qua bảng 4.6 cho thấy, trong quá trình trực tiếp chăm sóc các lứa lợn tại trại, em đã phát hiện và điều trị cho đàn lợn với tỷ lệ khỏi bệnh rất cao . Số lợn mắc hội chứng hô hấp là 156 con, tỷ lệ khỏi là 99,35, số lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 89 con, tỷ lệ khỏi là 98,87%, số hợn mắc bệnh viêm khớp là 15 con, tỷ lệ khỏi là 100%.

4.4.3. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của lợn thịt

Bảng 0.1 Khả năng sản xuất của lợn thịt tại cơ sở

STT Chỉ tiêu ĐVT Kết quả

1 Khối lượng cai sữa Kg 16,2

2 Tổng khối lượng lượng

nhập Kg 832.5 3 101S Thức ăn sử dụng 101GP 102GP Kg 1.900 4 Kg 3.425 5 Kg 2.550 6 Tổng thức ăn sử dụng Kg 7.875

8 Tổng thức ăn tiêu thụ/con Kg 175

9 Số lượng lợn/lô con 45

10 Tổng khối lượng lợn Kg 729

11 Tổng khối lượng thu được Kg 4.415

12 Khối lượng xuất

chuồng/con Kg 98.12

13 Số ngày nuôi ngày 96

14 FCR Kg 2.13

16 Giá/kg( hiện tại) đồng 77.000

17 Giá thức ăn/kg đồng 12.000

17 Tổng chi phí thức ăn đồng 94.500.000

19 Chi phí khác đồng 15.000.000

20 Tổng bán đồng 339.955.000

Từ bảng trên cho thấy chỉ số FCR cần cho một kg tăng khối lượng ở lứa lợn này là khá thấp (2,13kg). Từ đó có thể đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng và thức ăn trại là đạt tiêu chuẩn. Qua kết quả đánh giá trên ta có thể thấp chi phí tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng lứa lợn này khá là thấp (25,56 nghìn đồng).

Hiện nay theo kết quả nghiên cứu của một số Công ty thức ăn trong nước thì chỉ số FCR cho lợn thịt đạt ở mức trung bình là từ 2.2-2.3/1kg tăng khối lượng.

Với kết quả trên sau khi xuất bán lợn xong, trừ hết mọi chi phí thì người chăn nuôi thu về với số tiền là 230.450.000 đồng ( tỉ lệ sống 100%)

4.5. Kết quả thực hiện công tác kỹ thuật khác tại trại

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác tại trại, kết quả thực hiện thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 0.1 Kết quả thực hiện công tác kỹ thuật khác tại trại

STT Nội dung công việc Số lượng (con)

Kết quả (an toàn) Thực hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Phối 181 62 96,77 2 Thiến lợn 2500 300 100

3 Mài nanh cắt đuôi lợn

con 2500 300 100

4 Đỡ đẻ cho lợn 181 60 100

- Phối giống

+ Sau khi xong việc chuồng thịt 03 còn nhiều thời gian, em đã lên chuồng bầu học phối và phối lợn.

+ Khi phối lợn bước đầu tiên là chuẩn bị tinh trùng và dụng cụ: Tinh dịch sau khi được lấy ra khỏi tủ lạnh và dã đông cần phải được đảm bảo để trong thùng giữ nhiệt ở nhiệt độ 20°C.

+ Bước thứ hai là vệ sinh âm đạo: Vệ sinh xung quanh âm đạo bằng nước sạch, rửa sạch sẽ âm đạo tránh để phân hay nước tiểu lọt vào âm đạo, lau khô bằng bông, sau đó lấy gel bôi trơn bôi vào đầu que phối.

+ Bước thứ 3 tiến hành phối giống đưa que phối vào âm hộ tới tử cung sau đó lấy tuí tinh , cắt và đưa tuí tinh vào đuôi que phối, kích thích con nái có thể bằng nhiều cách như trèo lên lưng lợn hoặc dùng tay cọ sát vào lưng, đưa hết tinh vào tử cung sau 7-10 phút ta tiến hành rút nhẹ ống dẫn tinh ra, vỗ mạnh vào lưng lợn một cách đột ngột để lợn đóng tử cung lại.

+ Bước bốn vệ sinh dụng cụ và vàothẻ nái ngày phối liều phối đầu tiên. - Bấm đuôi

+ Phòng lợn con cắn đuôi khi nuôi thịt.

+ Dùng kìm cắt đuôi bằng điện để cắt đuôi, vị trí cắt cách khấu đuôi 2- 3cm , cắt xong sát trùng cồn iod.

- Mài nanh

+ Phòng tổn thương vú mẹ do lợn con tranh bú và tổn thương lợn con do cắn nhau giành bú.

+ Dùng máy mài nanh chuyên dụng đã được sát trùng, bấm 8 răng nanh của hàm trên và hàm dưới. Vị trí bấm 1/3 phía trên của răng, tránh bấm quá sâu gây tổn thương lợi.

- Thiến lợn đực

+ Tránh được mùi hôi steroid (mùi nọc) xâm nhập vào thịt lợn. Thiến lợn được thực hiện lúc 4-5 ngày tuổi.

+ Kỹ thuật thiến: ở trại khi lợn con được 4-5 ngày tuổi sẽ được tiến hành thiến.

Lưu ý: Trước khi thiến cần chú ý nếu con nào bị hec ni cần mổ trước rồi tiến hành thiến sau, tránh bị lòi ruột sau khi thiến và những con đến thời gian thiến nhưng còn bé và yếu thì không thiến, để khi nào khỏe sẽ thiến sau.

Cách thiến được tiến hành như sau: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn và bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến cần bôi cồn vết thiến và tiêm hoặc nhỏ 0,1 ml Amoxicillin để chống bị viêm vết thiến và 0,5ml sắt .

- Đỡ đẻ cho lợn mẹ, nhằm giảm tỉ lệ heo con chết ngạt và bảo vệ heo con được khẻo mạnh. Quá trình đẻ của heo chia là 3 gia đoạn chính:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn chuẩn bị đẻ (2-12h) có dịch ối chảy ra có tác dụng bôi trơm đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh đẻ, tử cung mở rộng.

+ Giai đoạn 2, Giai đoạn đẩy thay ra (1-4h)

+ Giai đoạn 3, cuống nhau ra ngoài, sau khi toàn bộ thai được đẩy ra ngoài hết 10- 15 phút màng nhau sẽ được đẩy qua âm đạo dưới sự co bóp của dạ con.

+ Nếu quá trình sổ nhau gặp trở ngại hoặc trậm trễ đều có hiện tự viêm tử cung.

Như vậy, hiểu được bản chất quá trình đẻ của heo sẽ giúp chúng ta chăn sóc heo trong quá trình sinh đẻ được tốt hơn. Từ đó nâng cao năng cũng như chất lượng đàn heo con và bảo vệ sức khỏe heo mẹ sau sinh.

Kĩ thuật đỡ đẻ gồm 3 khâu: lau dịch nhờn ,cột rốn heo cắt sơ sinh và sát trùng

Lau dịch nhờn heo sơn sinh, làm sạch và khô heo, hạn chế tình trạng ngột heo con sơ sinh dịch ói ở miệng và ở mũi.

Thao tác:

- tay trái cầm eo bụng heo sơ sinh dốc ngược đầu xuống, Tay phải đưa vào miệng heo sơ sinh móc dịch ói ra.

- Dùng tay phải vuốt hai bên mũi cho dịch ói chảy ra ngoài. - Tay cuốn rốn heo sơ sinh quanh vòng tròn bụng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi tại trại Vũ Hoàng Lân, xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)