Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật việt nam (Trang 146 - 148)

hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể hợp đồng

BLDS (2015) và LTM (2005) đóng vai trò là những cơ sở pháp lý quan trọng quy định việc giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Quá trình áp dụng các quy định này trên thực tế đã cho thấy những ưu điểm, hạn chế, bất cập còn tồn tại Để khắc phục những điểm hạn chế này, quy định pháp luật hiện hành cần được tiến hành sửa đổi, bổ sung theo các giải pháp sau đây:

- Một là, Chương IV – Pháp nhân trong BLDS (2015) cần bổ sung thêm quy định về năng lực chủ thể của pháp nhân Theo quan điểm của NCS, việc bổ sung

quy định này là cần thiết bởi trên thực tế cần phải xác định pháp nhân có vi phạm năng lực chủ thể hay không Theo đó, việc bổ sung năng lực chủ thể của pháp nhân có thể được thể hiện theo hướng “năng lực chủ thể của pháp nhân bị giới hạn trong

khuôn khổ các hành vi cần thiết phải thực hiện để hoàn tất mục đích hoạt động của pháp nhân theo quy định của pháp luật và các hành vi bổ sung cho các mục đích này, phù hợp với các quy tắc áp dụng cho từng pháp nhân” Trong pháp luật của

một số quốc gia hiện nay cũng đặt ra quy định về năng lực chủ thể của pháp nhân, ví dụ BLDS của Pháp (sửa đổi, bổ sung ngày 10/2/2016) quy định năng lực chủ thể (bao gồm năng lực pháp luật - capacité de jouissance và năng lực hành vi - capacité d’exercice) của cá nhân và pháp nhân khi giao kết hợp đồng Như vậy, trong quan

hệ pháp luật nói chung (quan hệ hợp đồng), pháp nhân được giao kết hợp đồng trong một khuôn khổ nhất định; đó là phục vụ hoạt động của pháp nhân Để xác định khuôn khổ phục vụ cho hoạt động của pháp nhân thì cần căn cứ vào điều lệ, quyết định thành lập của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Nếu pháp nhân thực hiện việc giao kết hợp đồng ngoài giới hạn này sẽ bị coi là vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể Vì vậy, việc đưa ra quy định về năng lực chủ thể của pháp nhân là một vấn đề cần thiết hiện nay ở Việt Nam, từ đó có cơ sở để tiến hành việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với pháp nhân khi chủ thể này vi phạm quy định về năng lực chủ thể

- Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 6, Khoản 1, LTM (2005) về thương nhân, cụ thể là nên bỏ quy định “thường xuyên” và “có đăng ký kinh doanh” đối với thương nhân Theo đó Điều 6, Khoản 1 này được quy định theo

hướng sau: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá

nhân hoạt động thương mại một cách độc lập” Các nhà làm luật ở Việt Nam có thể

tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này Điều 4, LTM Nhật Bản (1899) quy định: “thuật ngữ thương nhân được sử dụng trong Bộ luật

này dùng để chỉ những người thực hiện, nhân danh bản thân mình, các hành vi thương mại nghề nghiệp” Điều 104 Bộ luật thương mại của Hoa Kỳ (UCC) quy

định: “thương nhân là những người thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề

nghiệp nhất định là đối tượng của các hợp đồng thương mại” Nhìn chung, quy

định ở các quốc gia này đều không coi đăng ký kinh doanh là một trong các điều kiện để xác định tư cách thương nhân mà chỉ dựa trên yếu tố cơ bản nhất là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại

Đề xuất hướng sửa đổi Điều 6, Khoản 1, LTM (2005) như trên nên quy định tại Điều 7, LTM (2005) “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy

định của pháp luật Trường hợp chưa có đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật” cũng không còn phù hợp nữa Vì vậy Điều 7, LTM

(2005) cần được bãi bỏ trong thời gian tới

- Ba là, về quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng của một số chủ thể trong những trường hợp nhất định Chủ thể được quyền ưu tiên giao kết và xác lập hợp

đồng tuy không phổ biến, chỉ được đặt ra trong những trường hợp cụ thể (đã được NCS đề cập trong phần thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng), nhưng cơ

chế đảm bảo thực hiện quyền ưu tiên đối với chủ thể này cần sớm được bổ sung Điều 120, Khoản 3, LDN (2020); Điều 126, Khoản 2 và Điều 127, Khoản 1, Luật Nhà ở (2014) cần được bổ sung thêm quy định sau: “bên được quyền ưu tiên mua

sẽ phải thanh toán giá trị tài sản theo giá thị trường hoặc chuyển nhượng với cùng điều kiện chuyển nhượng với các chủ thể khác hoặc giá được xác định theo nguyên tắc của điều lệ công ty, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” Giải pháp này

cũng đã được thể hiện trong quy định về việc chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Điều 51, LDN (2020) Tuy nhiên, phần lớn những quy định liên quan đến vấn đề này đã không được thể hiện rõ ràng và cụ thể Vì vậy, việc quy định thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về/liên quan đến cơ chế đảm bảo quyền ưu tiên của chủ thể giao kết và xác lập hợp đồng cũng là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Các điều khoản như Điều 120, Khoản 3, LDN (2020); Điều 126, Khoản 2, Luật Nhà ở (2014) và Điều 51, Khoản 3, LDN (2020) cần được bổ sung thêm quy định về thời hạn ưu tiên mua “do các bên tự thỏa thuận” (ngoài thời hạn mà pháp luật đã quy định) để các bên được chủ động thỏa thuận và thực hiện Khi các chủ thể không có sự thỏa thuận về thời hạn thực hiện quyền ưu tiên mua thì mới cần đến thời hạn do pháp luật quy định Khi các bên tự thỏa thuận được với nhau và đi đến thống nhất về các điều khoản của hợp đồng, đảm bảo thực hiện các điều khoản này, thì pháp luật cũng nên công nhận sự tự thỏa thuận đó Thực tế cho thấy có những trường hợp mà đối tượng chuyển nhượng có giá trị lớn, việc huy động vốn tức thời sẽ là một việc gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc pháp luật công nhận sự tự thỏa thuận về thời hạn thực hiện quyền ưu tiên mua của các bên sẽ góp phần chia sẻ khó khăn đối với các chủ thể Họ sẽ có thêm thời gian để huy động tài chính và thực hiện các vấn đề khác có liên quan

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật việt nam (Trang 146 - 148)