Phương pháp thiết kế hệ thống SCADA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống scada cho trạm điện (Trang 51 - 52)

Có hai phương pháp thiết kế hệ thống SCADA đó là phương pháp điều khiển tập trung và phương pháp phân tán

3.2.2.1.Phương pháp tập trung có nghĩa là máy tính thực hiện toàn bộ việc giám sát và thu thập dữ liệu dựa trên cơ sở dữ liệu bên trong máy tính đó

Những hạn chế với phương pháp này:

- Giá thành đầu tư ban đầu lớn đối với hệ thống nhỏ; - Khả năng mở rộng đối tượng bị hạn chế;

- Hệ thống dự phòng tốn kém bởi vì toàn bộ hệ thống phải nhân đôi; - Nhân viên bảo dưỡng bảo trì yêu cầu trình độ cao;

3.2.2.2.Phương pháp phân tán có nghĩa là hệ thống SCADA sẽ được điều khiển với nhiều trạm máy tính nhỏ.

Với hệ thống này cần lưu ý các vấn đề sau:

- Truyền thông giữa các máy tính không phải đơn giản;

- Truyền dữ liệu và cơ sở dữ liệu phải được nhân đôi với toàn bộ máy tính; - Không có cách tiếp cận để thu thập dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị trường 3.2.2.3.Một giải pháp có hiệu quả là kiểm tra các loại dữ liệu cần thiết cho mỗi công việc và sau đó đến cấu trúc của hệ thống một cách thích hợp. Kiểu cấu trúc chủ - khách sẽ làm hệ thống hoạt động có hiệu quả hơn.

Một hệ thống chủ khách được hiểu như sau:

- Một máy chủ (server) là thiết bị cung cấp toàn bộ dịch vụ cho các máy khác trên hệ thống mạng. Tất cả các máy khách (client) muốn sử dụng dịch vụ thì cần phải yêu cầu lệnh từ máy chủ.

Mỗi phần mềm trong hệ thống SCADA cần có 5 chương trình cơ bản:

- Nhiệm vụ vào ra (Input/ Output Task): chương trình này là giao diện giữa hệ thống điều khiển và giám sát.

- Nhiệm vụ cảnh báo (Alarm Task): chương trình này quản lý toàn bộ các cảnh báo của hệ thống.

- Nhiệm vụ đồ thị (Trend Task): chương trình này thu thập dữ liệu và hiển thị bằng đồ thị các dữ liệu thu thập được;

- Nhiệm vụ báo cáo (Report Task): các báo cáo được xuất ra từ dữ liệu của nhà máy. Các báo cáo có thể theo chu kỳ, theo thời gian định sẵn tùy thuộc vào người vận hành;

- Nhiệm vụ hiển thị (Display Task): chương trình này cho phép quản lý các dữ liệu hiển thị trên các trạm vận hành.

3.2.2.4.Thời gian phản hồi

Thời gian phản hồi cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hiển thị các giá trị tương tự và số trên trung tâm điều khiển tại các trạm vận hành; thời gian đáp ứng lớn nhất phải từ 1-2s

- Yêu cầu điều khiển trạm đến các RTU: 1s cho các yêu cầu quan trọng, 3s cho các yêu cầu ở mức độ khác;

- Xuất hiện cảnh báo (Alarm) trên các trạm vận hành 1s;

- Hiển thị các màn hình mới trên màn hình của trạm vận hành: 1s; - Nhận các đồ thị và hiển thị trên các trạm vận hành: 2s;

- Truy cập đền các sự kiện ở RTU hoặc các sự kiện quan trong khác: 1ms. 3.2.2.5.Khả năng mở rộng hệ thống:

Khả năng mở rộng hệ thống rất quan trọng, nó liên quan đến tương lai sau này của một đối tượng có trang bị hệ SCADA. Do vậy khi thiết kế cho một xí nghiệp hay một trạm điện cần lưu ý các vấn đề sau:

- Phần cứng có thể thêm vào tương thích với phần cứng đang sử dụng;

- Việc cài đặt phần cứng hiện tại của hệ thống SCADA/ tủ điều khiển/ nhà điều hành hiển thị sẽ không bị ảnh hưởng khi bổ sung thêm phần cứng.

- Các hệ điều hành sẽ có thể hỗ trợ được yêu cầu bổ sung mà không cần sự thay đổi nào lớn;

- Các phần mềm ứng dụng nên không cần sửa đổi khi thêm mới các RTU hoặc trạm vận hành tại trung tâm điều khiển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống scada cho trạm điện (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)