Khoảng cách của mạng LAN thường bị giới hạn và điều này luôn dẫn đến một yêu cầu là phải tăng được khoảng cách này. Dưới đây là một số thiết bị liên kết thực hiện các việc trên:
- Bộ lặp Repeater: Hoạt động của một bộ lặp đơn giản là một bộ phận tín hiệu, khuếch đại tín hiệu và truyền tín hiệu đi. Lý do chính để sử dụng các bộ lặp là muốn mở rộng mạng lưới.
- Cầu nối Bridges: cầu được sử dụng để nối 02 mạng tách biệt trở thành một mạng logic. Cầu nối có một nút trong mỗi mạng. Cầu sẽ lưu giữ định dạng của một mạng và sẽ kiểm tra địa chỉ nơi đến để xác định nó có truyền qua cầu được không. Cầu sẽ lưu giữ thông tin địa chỉ của các nút và 2 hệ thống được kết nối với nhau. Phương thức truyền thông phải được xác định ở cả 2 bên của cầu, tuy nhiên về mặt vật lý thì không cần phải giống nhau. Cầu có thể để mở rộng chiều dài mạng (giống như các bộ lặp) nhưng chúng còn nâng cao sự hoạt động của mạng.
- Cầu dẫn Routers: dùng để truyền dữ liệu giữa 2 mạng có cùng giao thức truyền thông như TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) nhưng không nhất thiết phải giống nhau về mặt vật lý. Router sẽ duy trì những thông tin mà chúng mang theo và gửi đi. Router sử dụng địa chỉ IP của mạng để xác định địa chỉ mà nó gửi thông tin đến.
- Cổng nối Gateways: được thiết kế để kết nối những mạng giống nhau. Một gateway có thể sử dụng để giải mã và tái mã hóa cho tất cả 7 lớp của 2 mạng khác nhau. Một gateway có thể sử dụng mạng Ethernet với mạng vòng token.
Gateway chuyển đổi từ dạng truyền thông này sang dạng truyền thông khác, các tín hiệu vật lý khác nhau, các định dạng và tốc độ dữ liệu khác nhau. - Hubs và Switches: sử dụng để chia mạng 10 base-T và mạng token. Chủ yếu
là mở rộng mạng theo kiểu mạng hình sao.
Kết luận:
Chương này tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về cấu trúc điển hình của hệ thống SCADA trong hệ thống điện: tìm hiểu phần cứng, phần mềm, phần truyền thông trong hệ thống SCADA
- Phần cứng tìm hiểu về: Các thiết bị điện tử thông minh IEDs (Intelligent Electronic Devices); Các thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit); Bộ điều khiển logic PLC; Thiết bị máy chủ.
- Phần mềm: tìm hiểu về phương thức giao tiếp với người sử dụng; trang đồ họa hiển thị; cảnh báo (Alarm); Đồ thị (Trend); Giao diện RTU hoặc PLC; Khả năng mở rộng; Khả năng truy cập dữ liệu; Cơ sở dữ liệu; Mạng truyền thông; Phát hiện lỗi và dự phòng; phương thức điều khiển phân tán hay tập trung, giao thức trong hệ thống.
- Truyền thông: tìm hiểu về các cấu trúc liên kết mạng trong hệ thống, Chuẩn IEEE 802.3 ETHERNET, các thành phần liên kết mạng.
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG SCADA ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
4.1.Giới thiệu chung
Hệ thống SCADA lắp đặt tại trung tâm điều độ Công ty Điện lực Hà Nội do hãng ABB- Thụy Điển sản xuất, tên thương mại là: SPIDER.
SPIDER được ABB định nghĩa là một hệ thống kiến trúc mở, cung cấp một mô hình tổng thể để xây dựng những ứng dụng điều khiển hệ thống mạng điện. Như hệ thống thu thập và điều khiển, hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống quản lý phân phối.
SPIDER đưa ra khải niệm điều khiển tất cả các hệ thống cung cấp năng lượng từ mạng lưới truyền tải đến mạng lưới phân phối.
Mục tiêu thiết kế của SPIDER: - Kiến trúc mở;
- Công nghệ áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế; - Thiết kế phân tán;
- Quản lý cơ sở dữ liệu; - Kiến trúc client-server;
- Chương trình ứng dụng (đồ họa và nhiều modul ứng dụng khác nhau).