CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH I NHẬN ĐỊNH:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 46 - 51)

- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).

6. So sánh DNTN và hộ kinh doanh.

CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH I NHẬN ĐỊNH:

I. NHẬN ĐỊNH:

1. Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đềukhông thể trở thành thành viên công ty hợp danh. không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.

Nhận định đúng, vì điều kiện để trở thành thành viên của công ty hợp danh là không thuộc đối tượng bị cấm thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp. Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

2. Mọi thành viên trong công ty hợp danh đều là người quản lý công ty.

Nhận định sai. Công ty hợp danh gồm có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 187 “Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty”.Tại điều này quy định thành viên góp vốn không được là người quản lý công ty. Cho nên chỉ có thành viên hợp danh của công ty mới dược quản lý công ty

3. Mọi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều là người đại diện theopháp luật của công ty trong mọi trường hợp. pháp luật của công ty trong mọi trường hợp.

Nhận định Đúng. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

4. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏicông ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Nhận định ĐÚNG. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

5. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên.

Nhận định Sai. Vì theo Khoản 1 mục a Điều 187 LDN2020 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn qui định “ Thành viên góp vốn được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty, sửa đổi bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ” Từ qui định trên thì không chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên mà thành viên góp vốn cũng được quyền biểu quyết tại HĐTV họ chỉ không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty chứ không có qui định thành viên góp vốn không được Biểu quyết tại HĐTV.

6. Công ty hợp danh không được thuê Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).

Nhận định Đúng. Theo Khoản 1 Điều 188 quy định “Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.” Và theo quy định về luật dành cho công ty hợp danh thì bắt buộc giám đốc, tổng giám đốc phải là thành viên hợp danh. Bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân cho nên không được phép thuê giám đốc để điều hành công ty hợp danh.

7. Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận khi nhândanh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh. danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Nhận định đúng. Theo điểm d khoản 2 điều 181 LDN về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh: ‘Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;’ => hoàn trả công ty số tiền, tài sản đã nhận khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh là việc phải làm.

8. Thành viên góp vốn không được tham gia điều hành, quản lý công ty hợp danh.

Nhận định đúng. Vì theo Điều 187 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của thành viên góp vốn thì không có nội dung nào cho thấy thành viên góp vốn được tham gia điều hành, quản lí công ty. (Thứ 1, là để tránh khách hàng, đối tác nhầm lẫn giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thứ 2, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ của công ty, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn mình đã góp. Vì vậy để tránh các thành viên góp vốn quản lí không tốt, làm thiệt hại tài sản của công ty, làm ảnh hưởng cho các thành viên hợp danh thì thành viên góp vốn không được tham gia điều hành, quản lí công ty).

9. Thành viên muốn chuyển phần vốn góp cho người khác phải được Hội đồngthành viên chấp thuận. thành viên chấp thuận.

Nhận định Đúng. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên của công ty hợp danh theo khoản 1 Điều 182 Luật doanh nghiệp 2020. Trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn. Căn cứ vào khoản 3 Điều 180 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”. Nên thành viên hợp danh muốn chuyển phần góp vốn cho người khác phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp thuận.

10. Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên hợp danh muốn trởthành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. thành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Nhận định đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 186 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận”. Nên người nhận chuyển nhượng phần góp vốn từ thành viên hợp danh muốn trở thành thành viên hợp danh phải được Hội đồng thành viên chấp nhận.

II. LÍ THUYẾT:

1. Phân tích sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh vàthành viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Tại sao có sự khác nhau đó?

- Sự khác nhau trong chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty là:

Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn - Thành viên hợp danh phải

là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. (Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020)

 Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ. Có nghĩa là chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.

- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. (Điểm c Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020)

 Chủ nợ không có quyền yêu cầu bất kì thành viên góp vốn nào thanh toán các khoản nợ của công ty.

- Có sự khác nhau này vì Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở mối quan hệ quen biết giữa các thành viên, họ cùng góp vốn, hiểu biết của mình để thành lập công ty. Không có sự tách bạch về tài sản của công ty với cá nhân. Vì vậy phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Còn Thành viên góp vốn chỉ góp vốn để hưởng phần trăm lợi nhuận tương ứng với số vốn góp, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Họ có thể có hoặc không có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong công ty. Do đó, tuy là thành viên của loại hình công ty đối nhân nhưng họ lại chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty đối vốn.

2. Tại sao pháp luật lại hạn chế quyền quản lý công ty của thành viên góp vốn?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 187 “Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty” Thì thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với quyền và khoản nợ công ty trong phạm vi số bố đã góp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 “Chịu trách nhiệm

về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp”. Còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Nên nếu thành viên góp vốn có quyền quản lý công ty thì việc hưởng quyền và nghĩa vụ không tương xứng. Sẽ xảy ra tình trạng thành viên góp vốn không cẩn trọng trong việc quản lý, điều hành công ty dẫn đến các hậu quả, rủi ro nghiêm trọng gây tổn tổn thất cho công ty. Việc pháp luật hạn chế quyền quản lý công ty cho hành viên góp vốn là đang bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên hợp danh.

3. Các cách thức tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh.

Cách thức tăng vốn điều lệ trong công ty hợp danh:

Công ty hợp danh muốn tăng vốn điều lệ thì cách đơn giản nhất là công ty tự tăng thêm vốn góp của các thành viên (tức là thành viên hợp danh cũng như các thành viên góp vốn trong công ty, mỗi thành viên sẽ phải tự bỏ thêm tài sản của mình để công ty tăng vốn điều lệ) hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:

Điều 186. Tiếp nhận thành viên mới

1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.

3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

Như vậy, nếu được sự chấp thuận của Hồi đồng thành viên thì công ty hoàn toàn có thể tiếp nhận thêm thành viên mới và từ đó tăng vốn điều lệ của công ty.

Cách thức giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc trong quá trình hoạt động, nếu chằng may làm ăn thua lỗ, công ty có quyền giảm vốn điều lệ của mình bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn theo quy định pháp luật.

Theo Điều 185. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây: a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

c) Bị khai trừ khỏi công ty;

d) Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;

đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:

a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;

c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;

d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

4. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân có mâu thuẫn với quy định của BLDS2014 không? Tại sao? 2014 không? Tại sao?

Theo qui định tại K1 Đ177 LDN2020 qui định “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tại

điểm b, khoản 1, điều này lại quy định thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Có nghĩa là tài sản của công ty không hoàn toàn độc lập với tài sản của các thành viên hợp doanh. Giữa quy định trên của luật doanh nghiệp mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Trong Bộ luật dân sự 2015 có đưa ra rất rõ ràng về khái niệm, đặc điểm của pháp nhân. Một trong số những điều kiện để tổ chức có tư cách pháp nhân (điều 74, BLDS 2015) là tổ chức đó phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Trên thực tế, khó có thể phân tích được tính độc lập tài sản của công ty hợp danh là có hay không. Bởi lẽ không phải tất cả thành viên của công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm về các

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)