TÌNH HUỐNG: 1 Tình huống 1.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 112 - 113)

1. Tình huống 1.

Công ty cổ phần BM có tổng số nợ là 8 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 2 tỷ (chủ nợ là A,B,C); khoản nợ không có bảo đảm là 6 tỷ (phần nợ của mỗi chủ nợ là 2 tỷ, chủ nợ là D,E,F). Công ty cổ phần BM đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Ông N là cổ đông của công ty cổ phần BM đã tiến hành việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần BM. Ông N sở hữu 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty. Hỏi: Ông N có quyền này không? Giả sử ông N có quyền nộp đơn thì phải nộp tại đâu? Biết rằng công ty cổ phần BM có trụ sở chính tại Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị chủ nợ (HNCN) lần thứ 1 được triệu tập. Tham gia HNCN có ông X là Tổng giám đốc công ty cổ phần BM, ông N và các chủ nợ là D,E. Quản tài viên, được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia Hội nghị chủ nợ. Hỏi: HNCN trong trường hợp này có hợp lệ không? Vì sao?

2. Tình huống 2

Công ty cổ phần HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 3 tỷ (chủ nợ là A,B,C); khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ (chủ nợ là D, E, F với số nợ lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ, 5 tỷ). Công ty cổ phần HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản công ty cổ phần HH theo đúng trình tự do pháp luật qui định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là 1 tỷ đồng. Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng công ty cổ phần HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 112 - 113)