Công ty TNHH X có 5 thành viên VĐL của công ty này là 1 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 70 - 80)

III. Tình huốn g:

2.Công ty TNHH X có 5 thành viên VĐL của công ty này là 1 tỷ đồng.

i. A sở hữu 10% vốn điều lệ quyền triệu tập họp HĐTV không? Nêu điều kiện.

A có quyền triệu tập họp HĐTV vì A sở hữu 10% Vốn điều lệ công ty theo điểm a Khoản 2 Điều 49 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền”.

ii. Cuộc họp HĐTV chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?

Có. Lần họp đầu tiên vẫn được diễn ra nếu thành viên đó sở hữu vốn trên 65%, 50% số vốn nếu lần họp thứ 1 không đủ điều kiện tiến hành, và không phụ thuộc vào thành viên dự họp cũng như số vốn điều lệ nếu lần 2 vẫn không đủ điều kiện tiến hành theo khoản 1, 2 điều 59 LDN.

iii. Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì có thể hợp lệ không?

Cuộc họp HĐTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì không thể hợp lệ vì theo Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 58 LDN 2020 quy định về Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên:

“1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

2. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:

a) Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;”

 Như vậy, cuộc họp được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% VĐL trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên.

iv. Cuộc họp dự định tổ chức vào ngày 03/03/2021 nhưng chỉ có số thành viên dự họp sở hữu 50% vốn điều lệ, nên ngày 30/03/2021 công ty tổ chức cuộc họp khác và cũng chỉ có số thành viên dự họp sở hữu 50% vốn điều lệ. Các cuộc họp này có hợp lệ không?

Các cuộc họp trên không hợp lệ, vì cuộc họp được tiến hành khi số thành viên dự họp phải sỡ hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên. Nhưng cuộc họp vào ngày 03/03/2021 chỉ sở hữu 50% vốn điều lệ. Theo khoản 1 Điều 58 “Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”

Nếu trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì trong 15 ngày từ lần họp thứ nhất thì thành viên đc tiến hành cuộc họp thứ hai với số thành viên dự họp phải sỡ hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên. Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 58 “ Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;”. Cuộc họp thứ hai với các thành viên dự hợp sở hữu 50% vốn điều lệ là phù hợp nhưng thời điểm bắt đầu cuộc hợp thứ 2 quá 15 ngày do Luật định. Cho nên cuộc hợp thứ 2 không đủ điều kiện tiến hành. Hai cuộc họp trên đều không phù hợp.

v. Một cuộc họp có số thành viên dự họp sở hữu 90% vốn điều lệ. Tại cuộc họp nàyquyết định bán một tài sản của công ty trị giá 700 triệu. Điều kiện để thông qua quyết quyết định bán một tài sản của công ty trị giá 700 triệu. Điều kiện để thông qua quyết định này là gì?

Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 59 LDN 2020 Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây: “Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty”. Vì vậy, trong trường hợp này bán tài sản của công ty giá 700 triệu (giá trị hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty) thì điều kiện để thông qua quyết định này là phải có ít nhất 75% trên tổng số 90% số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành.

vi. Điều lệ công ty X có thể quy định rằng “Các cuộc họp HĐTV công ty chỉ hợp lệ khi có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ…”?

Điều lệ công ty có thể quy định rằng “Các cuộc họp HĐTV công ty chỉ hợp lệ khi có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ…”. Căn cứ vào K1 Đ58 LDN 2020 cũng có quy định, điều lệ công ty quy định như thế là hợp lí.

vii. Công ty X dự định thuê nhà của ông A là GĐ của công ty. Ông A sở hữu 40% vốn của công ty. Hợp đồng này có cần được HĐTV công ty thông qua không, điều kiện thông qua như thế nào?

- Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 67: Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

- Xét theo Điểm a Khoản 3 Điều 59: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:

a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

- Mà theo Điểm a Khoản 3 Điều 59 thì các thành viên dự họp phải sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả các thành viên dự họp tán thành.

=> Vì vậy không đủ phần trăm biểu quyết nên hợp đồng này không được hội đồng thành viên đồng ý thông qua. Còn về hình thức là theo quy trình phải được đưa ra hội đồng thành viên để xem xét ( Điểm a Khoản 1 Điều 67).

- Điều kiện để thông qua:

Bước 1: Người ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành.

Bước 2: Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Điều lệ công ty có thể quy định ít hoặc nhiều hơn thời hạn này. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.

 Phải đáp ứng được những điều kiện trên, tuy nhiên trường hợp này không được thông qua. Vì ông A chỉ sở hữu 40% vốn của công ty.

3. Công ty TNHH Sông Tranh có trụ sở tại Bình Dương và được cấp GCN đăng kýdoanh nghiệp vào ngày 21/01/2021. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F và vốn điều doanh nghiệp vào ngày 21/01/2021. Công ty gồm có 4 thành viên M, N, E, F và vốn điều lệ 1 tỷ. Phần vốn góp của các thành viên lần lượt như sau: 91%, 4%, 3%, 2%. Các thành viên bầu M làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời M cũng là giám đốc của công ty.

Giả định điều lệ công ty không có quy đinh khác, bằng các quy định của LDN 2014, anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về các sự kiện sau đây:

i. Tháng 2/2021, E và F có dự định gửi văn bản yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tậphọp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. E và F có họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. E và F có thể thực hiện quyền của mình không, vì sao?

Theo Đ58 LDN 2014 thì cho phép các thành viên còn lại có vốn điều lệ 10% trở lên được yêu cầu triệu tập họp HĐTV nhưng trong t/h này E và F có vốn điều lệ ít hơn 10% và điều lệ công ty không qui định một tỷ lệ khác Mặc khác tại K9 Đ50 LDN 2014 qui định t/h công ty có 1 thành viên sỡ hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không có qđ 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn ( như qđ tại K8Đ50 được trích trên đây) thì nhóm thành viên còn lại sở hữu dưới 10% VĐL là E và F đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập HĐTV để giải quyết các việc thuộc thẩm quyền liên quan đến công ty. Như vậy E và F sẽ được quyền yêu cầu CTHĐTV triệu tập họp HĐTV.

ii. Tháng 7/2021 ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài sản của ông N. Các thành viên còn lại cho rằng việc ông M tự mình ký kết như vậy mà chưa thông qua quyết định của HDTV công ty Sông Tranh là không đúng với quy định của pháp luật vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HDTV.

Ông M đã nhân danh công ty Sông Tranh ký hợp đồng thuê một tài sản của ông N. Các thành viên cho rằng việc ông M tự mình ký kết như vậy mà chưa thông qua quyết định của HDTV công ty Sông Tranh là không đúng với quy định của pháp luật vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HDT.

Bằng các quy định của LDN 2014, theo em việc ông M tự ký kết hợp đồng thuê một tài sản của ông N mà chưa thông qua quyết định của HDTV là không đúng với quy định của

pháp luật. Vì đây là loại hợp đồng phải được sự chấp thuận của HDTV. căn cứ theo Điều 67: Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.

2. Người ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.

3. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây thiệt hại cho công ty. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc gây thiệt hại cho công ty.

Như vậy, nếu chủ tịch HĐTV của công ty Sông Tranh ký các hợp đồng đối với các đối tượng theo quy định tại khoản 1, điều 67 thì phải thông qua hội đồng thành viên với tỉ lệ biểu quyết theo điều lệ công ty. Nếu chủ tịch HĐTV ký hợp đồng đối với các đối tượng quy định ngoài khoản 1, điều 67 thì không phải thông qua hội đồng thành viên, giá trị phạm vi hợp đồng được ký căn cứ vào điều lệ công ty.

4. A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại vàdịch vụ. Ngày 05/07/2021, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp dịch vụ. Ngày 05/07/2021, Công ty được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

i. A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400 triệuđồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch. đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

ii. B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.

iii. C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty quy định B là đại diện theo pháp luật của Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng ý.

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý?

- Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về Công ty vì theo Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Chuyển quyền tài sản góp vốn:

“Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Trang 70 - 80)