13.1. Chức năng2526
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có hai chức năng quan trọng:
● Thứ nhất, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
● Thứ hai, Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
24M ục 2 Ch ương II c ủa Lu ật vếề Tổ chứ c Hộ i đôềng nhấn dấn vàỦ bany nhấn dấn năm
2003.
25Hội đôềng bấềuửc Quôốc gia (2021),“Hoi - Đáp vếề bấềuưc ađ i êbi u Quôốc h i khóa XV và đ ại bi ểu H ội đôềng nhấn các cấốp nhiệ m kỳ 2021-2026”.
26Lu ật Minh Khuế (2021), “H ội đôềng nhấn dấn là gì ? Chức năng c ủa H ội đôềng nhấn dấn ?”.
Như trên đã trình bày, chính quyền địa phương có chức năng kép là tự quản và chấp hành. Chức năng tự quản của chính quyền địa phương được Hiến pháp năm 2013 quy định đầy đủ là: “quyết định các vấn đề của địa phương do luật định ” (theo Điều 113 Hiến pháp năm 2013; Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp năm 2013). Để thực hiện chức năng tự quản của chính quyền địa phương, mô hình thiết kế chính quyền địa phương ở Việt Nam trao chức năng này cho một cơ quan mang tính chất hội đồng, do nhân dân địa phương bầu ra và bãi nhiệm, đó chính là Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra theo con đường bầu cử, giống như Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra. Vì vậy, tính chất đại diện của Hội đồng nhân dân cũng giống tính chất đại diện của Quốc hội, chỉ khác ở quy mô đại diện mà thôi. Nếu Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất thì Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện của nhân dân ở đơn vị hành chính bầu ra mình. Với tính chất đại diện, hoạt động của Hội đồng nhân dân và mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải duy trì mối liên hệ mật thiết với người dân địa phương. Người dân địa phương phải thực sự ý thức được Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho họ, đại biểu Hội đồng nhân dân là đại biểu của họ mà họ có thể bãi nhiệm nếu không đủ tín nhiệm.
Là cơ quan đại diện của người dân địa phương, Hội đồng nhân dân được trao chức năng đầu tiên là "quyết định các vấn đề của địa phương do luật định” - Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp năm 2013, từ ngữ quy định hoàn toàn trùng khớp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về chức năng tự quản của chính quyền địa phương. Như vậy, Hội đồng nhân dân chính là biểu hiện của sự tự quản ở địa phương và chức năng thứ nhất cũng có thể được gọi là chức năng tự quản của Hội đồng nhân dân. Khi một phạm vi thẩm quyền đã được phân quyền hoặc phân cấp cho chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân chính là cơ quan của chính quyền địa phương đưa ra các quyết định thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. Ví dụ, nếu luật phân quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh thẩm quyền ban hành các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn trong các khu đô thị thì trong phạm vi chức năng tự quản của mình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền ban hành các quy định về trật tự, an toàn trong các khu đô thị trên địa bàn của mình.
Chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là Ủy ban nhân dân. Để bảo đảm Ủy ban nhân dân chấp hành chính xác các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân có chức năng giám sát đối với Ủy ban nhân dân. Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân không những có quyền
giám sát đối với Ủy ban nhân dân mà còn giám sát chung đối với việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi đơn vị hành chính tương ứng. Thực hiện chức năng giám sát, Hội đồng nhân dân được trao một số thẩm quyền như quyền xem xét báo cáo công tác của Ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm... Các hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được điều chỉnh chi tiết bởi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.
13.2. Quyền hạn và nhiệm vụ2728
Theo quy định tại Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Hội đồng Nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân cấp xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng Nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
27H ội đôềng bấềuửcquôốc gia (2021),H o“i - Đáp vếề bấềuưc ađ i êbi u Quôốc h i khóa XV và
đ ại bi ểu H ội đôềng nhấn các cấốp nhiệ m kỳ 2021-2026”
28“Nhi ệm v ụ, quyếền hạ n củ a Hộ i đôềng nhấn dấn cấốp xãượđ c quyđịnh nh ư thếố nào?”, Báo Quảng Ninh.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng Nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng Nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng Nhân dân xã bầu.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng Nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.